Trong khi dư luận đang lo ngại với việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, thì nhiều ý kiến lại cho rằng, loại chất này không quá nguy hiểm và vẫn ở trong ngưỡng an toàn.
|
Trong khi dư luận đang lo ngại với việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, thì nhiều ý kiến tại Hội thảo “Sử dụng chất tạo nạc và an toàn thực phẩm” do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức ngày 13/4 lại cho rằng, loại chất này không quá nguy hiểm và vẫn ở trong ngưỡng an toàn.
Quy định lại giới hạn tồn dư chất cấm
Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học cho rằng, chúng ta cần xem xét giới hạn về tồn dư chất cấm, cụ thể là Salbutamol vầ Clenbuteron. PGS - TS Nguyễn Đăng Vang - Ủy viên Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia cho rằng: “Không phải các nước đều cấm các chất này. Hiện vẫn có khoảng 25 nước sử dụng, song họ yêu cầu phải cách ly vật nuôi 2 tuần trước khi giết, mổ để đảm bảo các chất kích nạc đã đào thải hết”.
Tuy nhiên, theo ông Vang, ở Việt Nam, người dân lại cho lợn ăn tới ngày cuối cùng trước khi xuất chuồng, thậm chí người tiêu dùng còn ăn cả nội tạng lợn nên có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.
TS Lê Thị Hồng Hảo – Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia cũng nói: “Việc cấm sử dụng các chất tạo nạc trong TACN là cần thiết, nhưng không có nghĩa là hàm lượng của các chất này trong thực phẩm bằng 0. Do đó, cần có quy định về giới hạn tồn dư tối đa cho phép của các chất Clenbuterol và Salbutamol trong thực phẩm trên. Theo kết luận của chúng tôi, hàm lượng các hợp chất này trong thực phẩm ở nước ta vẫn ở mức an toàn, nếu đối chiếu với các quy định của thế giới”.
Cần giải quyết tận gốc
Theo Bộ NNPTNT, tình hình sử dụng chất tạo nạc tạm thời đã được kiểm soát, hiện không có thông báo mới về việc phát hiện các mẫu dương tính trong nước tiểu gia súc và trong các sản phẩm chăn nuôi.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) lo ngại: “Dù đã tạm thời được kiểm soát, nhưng tình hình quản lý và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn còn nhiều phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát trở lại”.
Theo đề xuất của PGS - TS Nguyễn Đăng Vang: Cần giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh TACN và sản phẩm thịt trên thị trường, bảo đảm phát hiện sớm, đánh giá được mức độ, quy mô của sự cố để có giải pháp kiểm soát đồng bộ.
Ông Vang cũng cho rằng: “Việc kiểm soát các chất tạo nạc không khó. Chỉ cần xét nghiệm các TACN hay sản phẩm thịt lấy bất kỳ trên thị trường nếu phát hiện có sử dụng chất tạo nạc là các cơ quan chức năng có thể truy xuất tận gốc”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đề xuất: “Chúng ta cần phải giải quyết tận gốc, kiểm soát ngay từ khâu sản xuất và khâu chăn nuôi. Ngoài ra, cũng cần tính đến có chứng nhận lợn an toàn để đảm bảo quyền lợi cho những người chăn nuôi chân chính”.
- Việt Nam có 'miền gái đẹp' nức tiếng, đàn ông đến đây chẳng muốn quay về
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Quy định độ tuổi tối thiểu và tối đa được phép lái xe theo Luật mới từ ngày 1/1/2025
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar