Hạ đường huyết có nghĩa là lượng đường trong máu thấp. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Để kéo dài, nó sẽ gây tổn thương não cho bé.
|
Tuy nhiên, phần lớn những bé sinh đủ ngày và khỏe mạnh đều không bị hạ đường huyết. Ngay cả khi bé có nguy cơ bị hạ đường huyết thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Sau khi sinh, bé sẽ được khuyên bú mẹ ngay; đồng thời, được bác sĩ kiểm tra mức đường huyết với một xét nghiệm máu, nếu cần. Trong một số bệnh viện, xét nghiệm máu chỉ dành cho những bé sơ sinh có nguy cơ cao mắc một số bệnh nào đó.
Nguyên nhân hạ đường huyết ở bé sơ sinh
Mỗi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp đường (hoặc glucose) để hoạt động tốt. Chúng ta lấy glucose từ thực phẩm mà chúng ta ăn, còn bé sơ sinh có được nó từ sữa. Sau khi chúng ta ăn hoặc sau khi bé được bú, lượng đường trong máu sẽ tăng lên tự nhiên. Theo thời gian, lượng đường huyết này sẽ bắt đầu giảm xuống. Đường huyết giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là insulin. Khi mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, lượng đường trong máu rất ổn định. Nhưng khi mất cân bằng, hạ đường huyết có thể xảy ra.
Ảnh minh họa
Với bé sơ sinh, lượng đường trong máu của bé giảm xuống trong vài giờ đầu tiên sau sinh và điều này là bình thường. Hầu hết các bé sơ sinh khỏe mạnh đều không bị ảnh hưởng gì với trường hợp này. Nếu bé được bú mẹ bất kỳ khi nào bé muốn thì cơ thể bé sẽ duy trì được lượng đường ổn định.
Tuy nhiên, một số bé có nguy cơ cao, chẳng hạn, sinh ra từ những người mẹ bị bệnh tiểu đường khiến bé có quá nhiều insulin khi chào đời, làm lượng đường trong máu của bé thấp. Ngoài ra, bé có thể bị hạ đường huyết, nếu:
- Sinh non hoặc là bé sơ sinh nhẹ cân.
- Bị lạnh quá mức hoặc hạ thân nhiệt.
- Bị nhiễm trùng.
Nhận biết bé bị hạ đường huyết
Bình thường, bạn khó có thể biết được bé có bị hạ đường hay không. Nhưng đôi khi, nếu lượng đường trong máu của bé là quá thấp, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu; chẳng hạn, bé bồn chồn, cáu kỉnh hoặc rất buồn ngủ. Tất nhiên, thật không dễ để phân biệt đâu là triệu chứng bình thường, đâu là triệu chứng bất thường ở bé. Vì thế, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về xét nghiệm dành cho bé. Bởi nếu không bị hạ đường huyết, bé cũng có thể bị bệnh do nguyên nhân khác.
Nếu lượng đường trong máu của bé cực thấp, bé có thể bị co giật. Đây là triệu chứng nghiêm trọng mà bạn cần phải gọi bác sĩ khẩn cấp.
Xét nghiệm máu là cách duy nhất kiểm tra lượng đường trong máu của bé sơ sinh.
Điều trị
Bạn cần đánh thức bé để cho bé bú mẹ thường xuyên, đặc biệt với bé hay ngủ và dường như không quan tâm tới bú mẹ. Ôm bé thật gần với mẹ (tiếp xúc da mẹ với da bé là tốt nhất) vì điều này khuyến khích bé bú mẹ và cũng giữ ấm cho bé, giảm nguy cơ hạ đường huyết.
Nếu lượng đường trong máu của bé vẫn thấp, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các giải pháp khác như cho bé tạm thời bú bình, bổ sung đường (hoặc glucose) cho bé. Nếu hạ đường huyết vẫn xảy ra, bé sẽ cần làm xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%