Tình trạng hư hỏng của đập chắn hồ chứa nước Từ Hiếu khá nghiêm trọng, có nguy cơ xảy ra mất an toàn công trình đầu mối trong mùa mưa lũ.
|
Theo công văn của Tổng cục thủy lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc bảo đảm an toàn hồ chứa nước Từ Hiếu, tỉnh Yên Bái gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, đập đang bị mối xâm hại khá nghiêm trọng tạo nên một số hố sụt mái thượng lưu đập; phạm vi đập phía vai phải, phần trên dưới đường bão hòa tương ứng với mực nước dự trữ bình thường cốt 111m, khả năng cũng đã bị nhiều lỗ rỗng do tổ mối tạo thành.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, phần mái hạ lưu đập phía trên đống đá tiêu nước đang bị thấm do chất lượng đất đắp đập không đảm bảo các chỉ tiêu thiết kế.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do năng lực của đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình yếu; công trình không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, không có cán bộ chuyên môn kỹ thuật phát hiện sửa chữa kịp thời.
Hơn nữa hệ thống công trình đã đưa vào sử dụng khá lâu (13 năm), nay đã xuống cấp cần đại tu sửa chữa lớn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan khác như công trình đập nằm trong rừng có độ ẩm thích hợp để côn trùng mối phát triển làm xâm hại bờ đập và một phần do nước hồ có hợp chất ăn mòn vật liệu xây dựng và kim loại.
Để đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi Từ Hiếu và dân cư vùng hạ du, Tổng cục thủy lợi đã yêu cầu sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái phải xử lý ngay các vị trí lún sụt ở mái thượng lưu đập; làm tầng lọc ngược tại vùng thấm ở mái hạ lưu; xử lý mối ở phần đập bị xâm hại; phát quang cây cỏ toàn bộ thân đập để theo dõi diễn biến xâm hại của mối và những diễn biến bất thường khác.
Tỉnh phải xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa, trong đó đảm bảo an toàn cho dân cư và có phương án di dân khi có nguy cơ xảy ra sự cố; đồng thời tổ chức tốt công tác trực ban, thường xuyên kiểm tra công trình để kịp thời phát hiện và xử lý ngay những diễn biến bất thường xảy ra và chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, nhân lực để ứng cứu công trình khi có sự cố xảy ra.
Bên cạnh đó, Tổng cục thủy lợi còn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái xây dựng phương án cấp nước để chủ động hạ thấp mực nước hồ và báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái đã và đang tiến hành các biện pháp do Tổng cục thủy lợi yêu cầu trong phạm vi trách nhiệm của mình, đồng thời yêu cầu chính quyền huyện Lục Yên, Ban Quản lý công trình thủy lợi Từ Hiếu thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của mình trong công tác phòng chống lụt bão công trình thủy lợi này.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái đã báo cáo tỉnh để có giải pháp lâu dài là lập phương án sửa chữa tổng thể của cả hệ thống thủy lợi Từ Hiếu.
Công trình thủy lợi Từ Hiếu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là chủ đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng năm 1999. Đây là công trình cấp III, diện tích lưu vực 9,0 km2 có dung tích toàn bộ là 2,853 triệu m3 nước, dung tích hữu ích là 2,707 triệu m3 nước; đập đất dài 113,6m, đập đất đồng chất cao 22,45m. Công trình gồm 3 hồ chứa nước và hệ thống kênh mương dẫn nước với năng lực tưới tiêu cho 660 ha ruộng 2 vụ của các xã Mường Lai, Vĩnh Lạc và Minh Tiến, huyện Lục Yên.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?