Khẳng định trên vừa được T.S Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu đưa ra trong cuộc họp giữa Viện Vật lý địa cầu với UBND tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý dự án thủy điện 3 diễn ra sáng hôm qua (10/4).
|
Theo đó T.S Lê Huy Minh khẳng định: “Thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng tại khu vực có các đới đứt gãy địa chất đang hoạt động, có thể gây ra động đất. Như vừa qua, đã xảy ra động đất kích thích, cường độ 3,4 độ Richter. Trong lịch sử cũng đã xảy ra rất nhiều trận động đất lớn, nhỏ khác nhau ở địa điểm này”.
Theo các chuyên gia, Thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trên các đới đứt gẫy xuất hiện động đất kích thích.
EVN thì cho rằng, Thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế, hồ chứa có dung tích 729,2 triệu m3 nước. Phía ngoài mái thượng lưu và hạ lưu của đập được phủ lớp bê tông biến thái (GEVR) dày 0,6m. Chiều cao đập 96m (tương đương cao trình đỉnh đập 180m), chiều dài theo đỉnh 640, chiều rộng đỉnh đập 8m và chân đập rộng 75m. Tổng khối lượng bê tông của đập là 1.100 triệu m3.
Đập có 30 khe nhiệt phân bố dọc theo chiều dài đập với khoảng cách 20m/1 khe nhiệt và xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu. Trong đập có 3 hành lang thu nước thấm dọc theo chiều dài đập tại các cao trình 95m (hành lang số 1), 124m (hành lang số 2) và 152m (hành lang số 3). Song với những gì đã xảy ra trong thời gian qua đối với thân đập thủy điện Sông Tranh 2 gây không ít phản cảm và lo ngại.
Vấn đề này, ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đặt câu hỏi với đoàn công tác Viện Vật lý địa cầu - “Như vậy, Thủy điện Sông Tranh 2 xuất hiện nước trong lòng hồ từ thượng lưu thấm thấu qua thân đập chảy ra phía hạ lưu có liên quan đến động đất xảy ra thời gian vừa qua hay không ?”.
Trả lời câu hỏi, GS.TSKH Nguyễn Tiến Khiêm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học Việt Nam cho biết : “Trong chuyến công tác, khảo sát trực tiếp bằng mắt thường lần này ở Thủy điện Sông Tranh 2, chúng tôi đang tìm hiều nguyên nhân nước thấm qua thân đập Thủy điện Sông Tranh 2 ở vùng hạ lưu do đâu và dung lượng nước thấm qua thân đập như vậy có nằm trong sự cho phép hay không. Qua quan sát bằng mắt thường mấy ngày nay, chúng tôi chưa thấy phát hiện có vết nứt trên thân đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 do động đất kích thích gây ra. Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị Ban Quản lý dự án thủy điện 3 phải theo dõi sát sao vết nứt làm rò rỉ của các “khe nhiệt” như thiết kế, đồng thời phải theo dõi chặt chẽ các thiết bị đầu dò sensor được gắng trong thân đập. Hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu nào làm mất an toàn đập”.
Trong khi đó, T.S Nguyễn Đình Kiên, Viện Cơ học Việt Nam lại băn khoăn có nhận định riêng các sự số xảy ra vừa rồi sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn của đập chính Thủy điện Sông Tranh 2. “Để đánh giá đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không an toàn qua sự việc vừa rồi, theo cá nhân tôi không thể đánh giá ngày một ngày hai được. Cần phải có một đoàn khoa học vào cuộc và dựa trên các thông số kỹ thuật thiết kế công trình do chủ đầu tư cung cấp nữa thì từ đó mới phân tích, đánh giá đầy đủ về độ an toàn của đập chính được. Tuy nhiên, với sự việc đã xảy ra, chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư phải theo dõi sát sao, cập nhập liên tục. Không giải quyết dứt điểm trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của đập là điều hiển nhiên”, T.S Nguyễn Đình Kiên nói.
Chính việc chặn dòng Sông Tranh để tích nước phát điện của Thủy điện Sông Tranh 2 ở cao trình 175m so với mực nước biển là “thủ phạm” gây nên hàng loạt trận động đất kích thích lớn, nhỏ vừa qua cho khu vực này. “Nguyên nhân gây nên động đất kích thích ở khu vực huyện Bắc Trà My và Thủy điện Sông Tranh 2 là do khi hồ thủy điện tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ và do đó làm giảm độ bền cắt của các đất, đá trong đới.
Khi đứt gẫy hoạt động đã ở trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền cắt của đất, đá trong đớt đứt gẫy dẫn tới việc xảy ra dịch trượt làm cho động đất phát sinh. Tuy nhiên, hiện tượng động đất kích thích như thế này đã từng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, có trường hợp đặc biệt hiện tượng động đất kích thích kéo dài đến 20 – 40 năm như ở hồ Thủy điện Koyna của Ấn Độ. Tuy nhiên, rất khó trả lời nước chảy qua thân đập có liên quan đến động đất hay không, bởi vì chúng tôi vào khảo sát thời gian ngắn quá nên cũng chưa thể trả lời ngay được mà cần phải có thời gian nhất định”, T.S Lê Huy Minh khẳng định.
Kết luận, ông Đinh Văn Thu đề nghị với đoàn công tác có đề xuất với Bộ KH-CN sớm thành lập một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về động đất ở khu vực thủy điện; gấp rút đặt một hệ thống quan sát động đất với 5 trạm địa chấn ở khu vực huyện Bắc Trà My. Theo T.S Lê Minh Huy, 5 trạm địa chấn có giá trị đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng.
Trao đổi nhanh với báo chí, ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án thủy điện 3 cho biết: “Thủy điện Sông Tranh 2 đã phát điện, nhưng chưa làm lễ khánh thành. Hiện công trình vẫn đang thời gian bảo hành, chi phí khắc phục các sự cố sẽ được chủ đầu tư và tổng thầu, thiết kế ngồi lại tính toán chi tiết. Hiện nay dung lượng nước thấm qua thân đập là 75 lít/ giây, chứ không phải như 30 lít/ giây mà chúng tôi công bố trước đây và mực nước lòng hồ đang ở cao trình 155m. Việc quan trọng nhất của chúng tôi hiện nay đối với công trình Thủy điện Sông Tranh 2 là mỗi ngày sẽ phát được bao nhiêu sản lượng điện”.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?