Hiện nay, tình trạng lừa tiền điện thoại đang ngày càng phổ biến với những chiêu trò ngày càng tinh vi hơn, đã có nhiều người bị lừa và nếu không sáng suốt có thể bạn là nạn nhận tiếp theo…
|
Anh Nguyễn Văn Lộc (khoa cơ điện, Đại học Nông nghiệp Hà Nội) bỗng dưng nhận được cú điện thoại của một người đàn ông nói giọng Sài Gòn, nói là mình đã được trúng thưởng số tiền 100 triệu đồng và một chiếc xe tay ga LX.
Lý do trúng thưởng khi bị anh Lộc thắc mắc họ đưa ra là số điện thoại của anh đã trúng thưởng trong đợt quay số ngẫu nhiên của mạng Viettel. Người đó hỏi anh tên, tuổi, địa chỉ và số chứng minh thư, lúc đầu anh Lộc cũng cung cấp. Nhưng sau đó người đàn ông này yêu cầu anh phải nộp 6 thẻ cào Viettel mệnh giá 100.000 để xác nhận anh là chủ của thuê bao. Đến đây anh đã nghi ngờ nên bảo đã hết tiền và chỗ bán thẻ ở xa nên không nạp được, chờ khi nào được anh sẽ nạp. Nhưng người đó đưa ra lý do là nếu anh không nạp gấp thì giải thưởng sẽ được chuyển lại cho người khác.
Sau nhiều lần gọi nhưng anh Lộc vẫn không nạp thẻ với lý do trên thì người đó mới không gọi nữa. Sau đó anh gọi lên tổng đài hỏi cho chắc thì được thông báo là không có chương trình quay số trúng thưởng nào cả. Anh thở phào vì nếu không tỉnh táo thì đã bị lừa.
Còn có nhiều trường hợp chủ số điện thoại nhận được tin nhắn nhờ nạp tiền điện thoại của một số điện thoại lạ nhưng tự xưng là bạn của mình, và cũng nhiều người trong số đó đã sập bẫy.
Bạn Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh viên khoa Công tác xã hội, Đại học Khoa học Huế) nhận được tin nhắn: “ Linh à, An đây đang bận quá không đi mua thẻ được, mua hộ cho tau thẻ 100k, mai lên lớp tau trả nha” vì nghĩ An là bạn cùng lớp, còn cùng đội văn nghệ với mình nên Linh mua thẻ luôn mà không nghi ngờ gì. Nhưng mai đến lớp thì té ngửa mình đã bị lừa.
Ảnh minh họa
Có thủ đoạn tinh vi hơn đó là giả danh nhân viên tổng đài, báo thuê bao của bạn đã bị người khác báo lên chặn một chiều, yêu cầu cung cấp năm số thuê bao thường xuyên liên lạc và nộp ba thẻ cào mệnh giá 100.000 để xác nhận là chủ thuê bao. Tuy nhiên tiền không nộp trực tiếp vào máy mình, mà đọc để nhân viên tổng đài xác nhận.
Bạn Thảo (sinh viên năm ba khoa văn, đại học Sư phạm Huế) cũng gặp trường hợp trên, đã phải vay tiền mua thẻ để rồi sau đó mới biết là mình bị lừa vì sim mình không hề bị khóa.
Ngoài cách gọi điện thì ngoài ra còn có những trò lừa qua mạng. Cách lấy cắp nick chat của người quen để nhờ mua thẻ, là cách đang được sử dụng rất nhiều thì đang có một cách khác dễ bị mắc lừa không kém. Với cách giật tít “Cách hack tiền điện thoại viettel, đảm bảo thành công 100%” những kẻ lừa đảo đã giả vờ như mình là một hacker chuyên nghiệp. Họ bày cách cho mọi người nạp thẻ, thông qua lỗ hổng của viettel qua dịch vụ I-share. Hướng dẫn nhắn tin đến tổng đài lấy mật khẩu chuyển tiền, nhưng thuê bao phải hoạt động trên sáu tháng và số tiền trong tài khoản phải lớn hơn số tiền mình chuyển, sau đó soạn tin theo cú pháp: *136* mật khẩu server * mã pin * mã puk #. Với cách giải thích như là người am hiều về tin học, những người này đã lừa mã pin và mã puk là họ đã tạo ra được. Và nói rằng sau khi mình nhắn tin với cú pháp như thế thì 15 phút sau tổng đài sẽ tự động trả về cho mình 50.000 đồng trong tài khoản chính. Còn căn dặn thêm là một ngày chỉ được làm bốn lần.
Nếu không tinh ý thì chủ thuê bao sẽ không thể nhận ra mã pin là số điện thoại của người muốn lừa tiền và mã puk là số tiền mà họ muốn lừa.
Người viết cũng đã từng bị lừa theo cách trên mất 50.000 mà sau đó mới phát hiện ra. Mà cụ thể số điện thoại muốn mình chuyển tiền ( hay mã pin như người này nói) là 01674452712 và số tiền bị lừa ( hay mã puk ) là 50000, tức 50.000 đồng.
Ngoài số điện thoại đó còn có những số điện thoại khác, các chủ thuê bao cẩn thận không sẽ bị lừa, đó là : 01684754501, 01665247114 hay 01656300787. Và rất nhiều số khác nữa mà bạn có thể sẽ gặp trên nhiều trang mạng khác nhau.
Trò lừa tiền điện thoại đang ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, các nhà mạng nên khuyến cáo cho khách hàng của mình, và mong rằng mọi người sẽ cẩn thận và sáng suốt hơn để không phải là nạn nhân của những trò này.
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar