Sau khi cá heo con bạch tạng quý hiếm bị ngư dân bắt bán cho công viên nước, mẹ của cá heo con này được cho là đã tự sát khi đứa con bị “giằng khỏi tay” mình.
Chú cá heo 'bạch tạng' con bị tách khỏi mẹ |
Mặc cho hàng loạt những lời kêu gọi từ phía các hội bảo vệ động vật quốc tế và sự phản đối kịch liệt của người dân trên toàn thế giới, nhiều ngư dân Nhật vẫn tiếp nối truyền thống săn bắn cá heo tại Taiji trong suốt những năm qua.
Các thành viên của tổ chức chống săn bắt cá heo có tên Sea Shepherd cho biết ngư dân địa phương đã vây bắt và bỏ đói khoảng 250 con cá heo trong 1 vùng vịnh nhỏ suốt 72 tiếng đồng hồ.
Các nhà hoạt động môi trường nhận định đây là cuộc vây bắt lớn nhất mà họ chứng kiến trong 4 năm qua.
Cho đến ngày hôm 22/1, các ngư dân đã bắt đầu tiến hành kế hoạch giết mổ khoảng 250 con cá heo ngay từ lúc 7h30 sáng. Trước đó, họ cũng đã lựa chọn hơn 50 con cá heo để bán cho các công viên nước và một số khách hàng.
Trong số đó có một cá heo con bị bạch tạng quý hiếm. Mẹ của con cá heo con này được cho là đã tự sát sau khi đứa con bị “giằng khỏi tay” mình.
Tổ chức Sea Shepherd cho biết nhiều con cá heo mẹ thậm chí còn liên tục đập đầu vào mặt kính của bể nuôi cá hay ngừng thở vì quá đau buồn khi bị tách khỏi con.
Trên trang web của mình, Sea Shepherd có viết “Tình nguyện viên Cove Guardians của chúng tôi đã phải chứng kiến cảnh cá heo mẹ đau buồn, tìm kiếm đứa con trước khi trầm mình xuống lòng biển và không bao giờ nổi lên nữa. Cá heo là loài động vật đặc biệt thông minh, tình cảm và có tính gắn kết cộng đồng."
Khoảng 250 cá heo bị giam giữ trong khu vùng vịnh nhỏ.
Cựu huấn luyện viên cá heo Ric O’Barry, đồng thời là người sáng lập Dự án vì cá heo, nói: “Có thể mọi người không tin tôi nhưng cá heo thực sự đã hành động như thế. Không có gì đau đớn bằng khi một con cá heo bị lấy mất đứa con”.
Đó là vì cá heo là loài động vật thông minh và có mối liên hệ gia đình chặt chẽ. Các ngư dân cho biết đã giấu con cá heo con bên dưới một tấm bạt và chuyển nó vào Bảo tàng Cá voi Taiji. Trợ lý Giám đốc Tetsuo Kirihata cam kết “sẽ chăm sóc tốt cho cá heo con”.
Trước đây, từng có nhiều câu chuyện cảm động về việc cá heo cứu đồng loại.
Đầu năm 2013, Viện Nghiên cứu động vật biển có vú tại Ulsan (Hàn Quốc) đã "chớp" được những thước phim sống động về đàn cá heo 12 con đang cố gắng giải cứu một thành viên trong đàn bị thương tại Kyum Park.
Đoạn phim cho thấy một con cá heo cái đang bơi lảo đảo do phần vây bị tê liệt. Ngay lập tức, những con cá heo khác tập trung dày đặc quanh con cá heo bị thương, lặn xuống dưới để giữ "bạn" không bị chìm.
Nửa giờ sau đó, đàn cá heo kết thành một chiếc “bè” chở con cá heo bị thương trên lưng.
Đột nhiên, con cá heo cái rơi thẳng đứng xuống lòng đại dương. Ngay lập tức, đàn cá heo và những con mới vây lại giữ đầu đồng đội nhô lên mặt nước nhưng con cá heo đã ngừng thở.
Tác giả đoạn phim nói trên cho biết 5 con cá heo vẫn tiếp tục chạm vào thân con cá heo đã chết cho đến khi nó chìm khuất khỏi tầm nhìn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố về những điều không ngờ xảy ra sau khi con người chết
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?