Các yếu tố nghi ngờ gây ra “bệnh lạ” nhiều nhất là gạo, nước uống và kim loại nặng, hóa chất. Qua khảo sát ban đầu cho thấy, trong số 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc.
|
Chiều 28/4, rời điểm nóng "bệnh lạ" Ba Điền, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi về các vấn đề liên quan đến căn bệnh đang khiến nhiều người lo lắng.
Mở đầu buổi làm việc, các chuyên gia khảo sát về môi trường, dịch tễ, ký sinh trùng… đã trình bày những kết quả sơ bộ mang tính gợi ý, giả thiết làm tiền đề nghiên cứu căn nguyên "bệnh lạ". Theo tổng hợp các khảo sát ban đầu của các cơ quan chuyên môn thì “bệnh lạ” không liên quan đến nhiễm trùng mà là nhiễm độc.
Có hai con đường gây ra nhiễm độc là qua tiếp xúc trực tiếp với một chất nào đó ngoài môi trường và qua con đường tiêu hóa dẫn đến máu, gan nhiễm chất độc làm tổn hại đến các đầu chi – nơi cuối cùng của các mạch máu.
Các yếu tố nghi ngờ gây ra “bệnh lạ” nhiều nhất là gạo, nước uống và kim loại nặng hay hóa chất. Qua khảo sát ban đầu cho thấy, trong số 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc (gạo tự chế biến). Còn khảo sát 44 nhà không có người mắc bệnh thì chỉ có 31% hộ ăn gạo mốc.
Dù đã được điều trị khỏi bệnh tại bệnh viện nhưng vẫn có gần 30 người mắc "bệnh lạ" tái phát
Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Quảng Ngãi thì đến chiều 28/4 toàn tỉnh đã ghi nhận có 179 trường hợp mắc “bệnh lạ”, trong đó đã có 19 trường hợp tử vong. Điều đáng nói là dù được điều trị bớt bệnh nhưng vẫn có 29 trường hợp tái phát.
Về vấn đề này, người đứng đầu Bộ Y tế giải thích rằng do phác đồ điều trị cũ chủ yếu quan tâm đến điều trị da liễu nên một số ca đã điều trị khỏi, khi về nhà vì lý do nào đó, họ vẫn sẽ tái phát bệnh.
“Từ nay đến ngày 2/5, Bộ sẽ nhanh chóng tổng hợp để đưa ra một phác đồ điều trị tổng quát, hiệu quả hơn, bao gồm cả chống độc, dinh dưỡng tiết chế, kháng sinh…”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho biết, sau cuộc làm việc này, Bộ sẽ tiếp tục tung một lực lượng hùng hậu các chuyên gia đầu ngành vào Quảng Ngãi trong vòng 7 đến 10 ngày để nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện về căn bệnh này, sau đó, sẽ tiến hành phân tích đánh giá và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
"Bệnh lạ" vẫn đang là thách thức lớn đối với ngành y tế
“Tìm ra nguyên nhân gây “bệnh lạ” vẫn còn là một thách thức đối với ngành y tế. Tuy nhiên, vẫn chưa nhờ WHO hay Y tế Mỹ vào cuộc vì những bước khảo sát cần thiết chúng ta có đủ khả năng để thực hiện. Chỉ đến khi nào thực hiện tất cả các bước mà vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh mới nghĩ đến điều đó”, bà Tiến nói.
Trong thời gian tìm ra căn nguyên bệnh, người đứng đầu ngành y tế yêu cầu cần khống chế tối đa tử vong do “bệnh lạ” gây ra. Để thực hiện được điều này thì cả hệ thống chính trị ở địa phương cùng vào cuộc tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và cá nhân cho người dân, đồng thời phải mở cuộc ra quân tổng thể để tiêu độc khử trùng môi trường trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Người đứng đầu Bộ Y tế cũng khẳng định sẽ tiếp tục trợ giúp tỉnh về nhân lực, máy móc, thuốc men… tập trung chữa bệnh ngay tại địa phương.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%