Ngay từ khi chưa lên sóng, bộ phim “Trò đời” đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng với kỳ vọng sẽ làm “sống lại” bức tranh xã hội Việt Nam...
Diễn viên Việt Bắc (vai Xuân tóc đỏ) và Mai Chi (vai cô Tuyết) trong phim “Trò đời”. |
Tuy nhiên, kể từ khi được phát sóng hôm 9/8, qua 9 tập phim, công chúng yêu văn học và điện ảnh vẫn chưa thấy được cái chất của “ông vua phóng sự đất Bắc”.
Thất vọng với hình ảnh Xuân tóc đỏ
Được xây dựng và chắt lọc từ những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng như: "Số đỏ", "Cơm thầy cơm cô", "Kỹ nghệ lấy Tây"…, những người thực hiện bộ phim "Trò đời" mong muốn tái hiện bức tranh sinh động của xã hội Việt Nam thời kỳ trước năm 1945. Nổi bật trong bức tranh đầy màu sắc ấy là hình ảnh của Xuân tóc đỏ và Đũi, những nhân vật điển hình cho người nông dân bị bần cùng hóa, bị thu hút bởi thứ ánh sáng ma mị của đô thị.
Thế nhưng bộ phim đã đi qua gần 1/3 chặng đường, người xem vẫn chưa thấy được một Xuân tóc đỏ với đầy đủ nét cá tính đã được Vũ Trọng Phụng khắc họa rất chân thực. "Từng đọc đi đọc lại tiểu thuyết "Số đỏ" nhiều lần, tôi rất háo hức chờ xem "Trò đời", nhưng càng xem càng thất vọng với các diễn viên trẻ, đặc biệt là vai Xuân tóc đỏ. Diễn viên đóng nhân vật này không thể hiện được sự láu cá, nhưng rất có tình của Xuân tóc đỏ nên càng xem càng thấy hời hợt" - ông Lê Văn Long (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ. Và hình ảnh Xuân tóc đỏ trong phim "Trò đời" lại khiến người ta nhớ tới bộ phim "Số đỏ" của đạo diễn Hà Văn Trọng và Lộng Chương. Như GS Văn Như Cương bày tỏ: "Ngày xưa điều kiện vật chất, kỹ thuật thua kém rất nhiều, nhưng Xuân tóc đỏ do NSƯT Trần Quốc Trọng thể hiện cách đây mấy chục năm cho đến nay vẫn khiến người xem nức nở khen".
Lệch pha
Nếu như các diễn viên trẻ khiến công chúng thất vọng thì ngược lại, những "phù thủy hóa thân" gạo cội lại làm họ hài lòng. Một loạt những nhân vật khác với những tính cách điển hình như bà Phó Đoan đàng điếm ẩn giấu trong vỏ bọc của một mệnh phụ đoan chính, vợ chồng Văn Minh học đòi theo lối sống phương Tây, Vỹ Cầm dễ dãi, thực dụng... hiện lên sắc nét.
Thế nên, người xem lại càng tiếc hơn cho nhân vật Xuân tóc đỏ. Lẽ ra phải là điểm nhấn của tác phẩm, Xuân tóc đỏ lại cho thấy sự khập khiễng trong đầu tư cho vai diễn của 2 thế hệ diễn viên. Lý giải về sự nhạt nhòa của Xuân tóc đỏ trong "Trò đời", đạo diễn, NSƯT Quốc Trọng, cho rằng: "Thất bại là do diễn viên chưa hiểu nhiều về nhân vật Xuân tóc đỏ cũng như tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Để vào vai Xuân tóc đỏ, có những lần tôi đọc thâu đêm, suốt sáng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Từ tiểu thuyết đến phóng sự, ký sự và thấy cả một thời đại, một xã hội Việt Nam nóng bỏng thời đó". Tâm huyết với nhân vật và tác phẩm như thế nên NSƯT Quốc Trọng mới có một vai diễn để đời, còn bây giờ, điện ảnh Việt Nam đang rơi vào tình trạng nhiều diễn viên trẻ chỉ quan tâm đến hình thức, không chịu tìm hiểu tính cách nhân vật khiến người xem "tức anh ách".
Có lẽ đây chính là lời giải thích cho sự chưa hài lòng của khán giả về "Trò đời" và cũng là câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao ngày xưa điều kiện vật chất, kỹ thuật thua kém rất nhiều, nhưng vẫn có những bộ phim, những vai diễn cho đến ngày nay người xem vẫn nức nở khen, còn giờ thì ngược lại?
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Đàm Vĩnh Hưng không thể hủy đơn kiện chồng tỷ phú của ca sĩ Bích Tuyền?
- MC Thành Trung sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào ở tuổi 41?
- Thương Tín được người nhà đưa lên TP.HCM khám bệnh, nhìn chân của nam nghệ sĩ mà dân tình xót xa
- Dương Triệu Vũ hé lộ 'thế lực' giúp Đàm Vĩnh Hưng giải quyết vụ kiện triệu đô
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?