Quang cảnh hỗn loạn bao trùm cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, khi nhiều đụng độ giữa cảnh sát và đoàn biểu tình hàng nghìn người liên tục nổ ra.
Biểu tình ở Hong Kong dữ dội nhất hai thập kỷ qua |
Hong Kong đang chìm trong làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ do các nhóm học sinh, sinh viên tổ chức. Những người biểu tình muốn phản đối việc Trung Quốc can thiệp quá sâu vào nền dân chủ ở đặc khu kinh tế này.
Hàng nghìn người tập trung, vây kín bên ngoài trụ sở một cơ quan pháp luật ở Hong Kong. Phong trào biểu tình và bãi khóa diễn ra mạnh mẽ từ tuần trước nhằm phản đối các quy định mới về bầu người đứng đầu chính quyền đặc khu dự kiến diễn ra năm 2017. Cho đến hôm qua, căng thẳng đã lên tới đỉnh điểm.
Lực lượng cảnh sát phải dùng đến đạn hơi cay, dùi cui điện và nhiều biện pháp chống bạo loạn khác nhằm giải tán đám đông và ngăn sự kích động của đoàn biểu tình. Trong ảnh, đạn hơi cay liên tục được bắn ra, khói trắng bốc lên dày đặc.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo loạn được huy động nhằm kiểm soát đoàn người. Tuy nhiên, nhiều vụ đụng độ vẫn xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và đoàn biểu tình.
Cảnh sát sử dụng bình xịt hơi cay bắn vào đám đông. Đã có ít nhất 38 người bị thương, theo số liệu từ Bộ Thông tin Hong Kong đưa ra hôm qua.
Người biểu tình gỡ bỏ rào chắn lực lượng cảnh sát lập nên để ngăn bước tiến của đoàn. Đây được xem là cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất trong suốt hai thập kỷ qua ở Hong Kong.
Hàng nghìn người biểu tình tập trung bên ngoài nhiều tòa nhà trọng yếu của chính phủ bất chấp lời kêu gọi rút lui của những người lãnh đạo ủng hộ dân chủ, vì lo sợ cảnh sát có thể bắn đạn cao su vào đám đông.
Người đàn ông trong đoàn biểu tình tỏ ra đau đớn vì bị dính hơi cay. Hong Kong hoạt động dựa trên chính sách “một nước hai chế độ” theo một bản thỏa thuận với Bắc Kinh. Công dân có quyền phản đối bằng cách biểu tình khi họ không hài lòng với những phán quyết từ chính phủ.
Lực lượng cảnh sát cho biết đã bắt hơn 60 người biểu tình, trong đó có Joshua Wong, lãnh đạo nhóm bãi khóa của sinh viên. Người này sau đó đã được thả.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%