Bệnh tâm thần liên quan đến một loạt các điều kiện sức khỏe tâm thần, rối loạn có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng và hành vi.
|
Khi bị rối loạn nhịp sinh học bạn hãy lưu ý, đó có thể là dấu hiệu bệnh tâm thần.
Sợ béo quá mức
Theo các chuyên gia, sợ hãi bị thừa cân và sự méo mó trong việc tự cảm nhận ngoại hình có thể dẫn tới chứng chán ăn tâm thần - một hành động có chủ tâm nhằm duy trì trọng lượng thấp (khác với bệnh chán ăn).
Triệu chứng để nhận biết chứng bệnh này là có trọng lượng thấp một cách bất thường, mất kinh (không có kinh trong ba chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp) đối với phái nữ, bận tâm quá mức đến trọng lượng cơ thể và ngoại hình,…
Phần lớn bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần rơi vào lứa tuổi thanh niên, đa phần ở độ tuổi từ 11 đến 20. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong xấp xỉ tới 6%, với khoảng một nửa số tử vong có nguyên nhân từ hành vi tự tử.
Rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ
Bệnh nhân thường có biểu hiện khó ngủ, trằn trọc, thức dậy sớm hơn thường lệ, mất ngủ kéo dài hàng tuần thậm chí hàng tháng. Một số người bệnh rối loạn chu kỳ thức ngủ (ngày ngủ, đêm thức) mà không phải do nghề nghiệp, thói quen hoặc công việc đặc biệt khác.
Đa nghi
Đây có thể là những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh nhân thường xuyên nghi ngờ cả với người thân, có hành vi theo dõi, kiểm tra... hoặc có những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Vị chuyên gia cho biết người bệnh xuất hiện những ý nghĩ kỳ lạ, không thể giải thích được như cho rằng có người đang theo dõi, hại mình và người thân của mình, hoặc có người biết mọi ý nghĩ, chi phố hành vi, việc làm của mình...
Một số bệnh nhân lại cho rằng bản thân có khuyết điểm tội lỗi không thể tha thứ, có thể nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát. Tâm thần phân liệt là một rối loạn có thể điều trị. Trong quá trình này, người bệnh vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường với nhân viên y tế, người thân.
Vậy bệnh có thể phòng ngừa được không?
Do nguyên nhân phức tạp, nên chuyện phòng ngừa không phải dễ. Điều cần thiết là phải biết cách vệ sinh tâm thần, chống stress, biết cách điều hòa giữa làm việc và giải trí tích cực, trong gia đình có sự quan tâm lẫn nhau, tạo ra một bầu không khí thân thiện, hạnh phúc thì bệnh khó có điều kiện phát triển.
Đừng cho rằng bệnh tâm thần của người khác chứ không phải của mình hay người thân của mình. Cuộc sống hiện đại vốn chất chứa nhiều mâu thuẫn và xung đột, đó là tiền đề cho bệnh phát sinh.
Đến gặp bác sĩ
Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của một bệnh tâm thần, bác sĩ, cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần hoặc y tế khác. Hầu hết các bệnh tâm thần không tự cải thiện, và nếu không chữa trị, bệnh tâm thần có thể sẽ xấu đi theo thời gian và gây ra vấn đề đáng kể.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Mẹo uống rượu bia có thể tăng 200% tửu lượng vẫn không say hay hại sức khoẻ
- Bột ngọt sử dụng trong 4 trường hợp này sẽ biến thành 'chất có hại' cho sức khoẻ
- Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
- 6 thói quen lười biếng giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?