Theo nhận định của các bác sỹ: “Các phôi thai này có thể là nguyên liệu để sản xuất văcxin hoặc phục vụ phương pháp trị liệu tế bào trong công nghệ làm đẹp".
Cảnh sát Nga thu thập các bào thai tại hiện trường (Ảnh: RT) |
Theo RIA Novosti, cảnh sát địa phương đang khám nghiệm pháp y 248 phôi thai từ 12-16 tuần tuổi ở một bệnh viện tại thị trấn Nevyansk thuộc vùng Ural. Bộ Y tế Nga đã mở một cuộc điều tra chính thức, các nghị sĩ Nga cũng lên tiếng sẽ có điều tra riêng về vụ việc đang gây xôn xao nước Nga này. Giới chuyên gia y tế Nga cũng đưa ra hàng loạt giả thiết nhằm giải mã vụ án khủng khiếp này.
Sự việc đã bắt đầu vào ngày 23/7 khi một người đi câu cá phát hiện bốn thùng nhựa chứa phôi thai được ngâm trong dung dịch formaldehyde. Nhiều phôi thai đã phát triển thành hình dạng trẻ em, dài khoảng 15cm. Một thùng đã bật nắp và một số phôi thai rơi vãi trên mặt đất. Trên chân và tay các phôi thai có gắn thẻ ghi các thông tin như tên họ và ngày tháng... Có thể đó là tên của các bà mẹ.
Hậu quả của thử nghiệm y tế?
Nhiều nghi vấn đang được đặt ra. Một số phôi thai đã khô quắt, nên cảnh sát cho rằng chúng có thể đã bị vứt bỏ từ 10 năm trước. Trong khi đó, nhà chức trách Nevyansk khẳng định thị trấn này quá nhỏ bé, không thể có một số lượng sẩy thai hoặc phá thai nhiều đến thế.
Một người phát ngôn của cảnh sát khu vực lại khẳng định các phôi thai này là “rác thải sinh học” từ bốn cơ sở y tế tại thành phố Ekaterinburg, trung tâm công nghiệp của vùng Ural.
“Xem chừng là công ty xử lý rác thải đã không thực hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình” - quan chức này khẳng định. Ở Nga, phôi thai bị xếp vào loại rác thải độc hại và phải được tiêu hủy lập tức. Tuy nhiên, các phôi thai luôn phải được gói kín chứ không được ngâm trong thùng nhựa. Ở Nga cũng chưa bao giờ có chuyện nhân viên y tế gắn thẻ có ghi kèm thông tin vào phôi thai.
“Đây là vụ việc chưa từng thấy trong lĩnh vực phụ khoa tại Nga - chuyên gia Lydia Lukutova thuộc Viện Phụ khoa và sản khoa Matxcơva nói - Có thể đó là hành vi tội phạm”.
Nghị sĩ Elena Mizulina - chủ tịch Ủy ban Gia đình, phụ nữ và trẻ em Duma quốc gia - cho rằng có thể khi nhà chức trách mở cuộc kiểm tra, một tổ chức hoặc cá nhân nào đó đã tìm cách vứt bỏ bằng chứng tội phạm.
Theo bà, có kẻ đã thu thập phôi thai để nghiên cứu tế bào gốc nhằm phục vụ mục đích y tế hoặc làm đẹp. “Nhu cầu đối với loại nguyên liệu này là rất lớn” - bà Mizulina khẳng định.
Bác sĩ phụ khoa nổi tiếng Yuliana Abaeva cũng nhận định: “Các phôi thai này có thể là nguyên liệu để sản xuất văcxin hoặc phục vụ phương pháp trị liệu tế bào, hiện đang rất phổ biến trong ngành công nghiệp làm đẹp”.
Trang Gazeta.ru lại dẫn lời một bác sĩ giấu tên nhận định các phôi thai này có thể là những gì còn sót lại của một cuộc thí nghiệm khoa học bất hợp pháp. Bởi “sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu có kẻ thu thập nguyên liệu để nghiên cứu làm luận văn, rồi vứt chúng đi theo cách đó”.
Cơn sốt trị liệu bằng tế bào gốc
Theo kênh truyền hình RT, trong khi các nhà khoa học thế giới vẫn đang nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai thì vô số cơ sở y tế và thẩm mỹ viện ở Nga đã quảng bá nhiều dịch vụ chữa bệnh và làm đẹp bằng tế bào gốc, từ xóa nếp nhăn cho đến chữa bệnh Parkinson và cả chứng bất lực. Từ năm 2003, Viện Tế bào gốc (HSCI) đã được thành lập ở Matxcơva nhằm phát triển các liệu pháp y tế từ tế bào gốc.
Nhiều cơ sở y tế ở Matxcơva quảng bá phương pháp tiêm tế bào gốc từ phôi thai bỏ đi vào bụng, mông, đùi... để loại bỏ mỡ thừa và kéo dài tuổi xuân. Nhiều bệnh viện tuyên bố chữa được cả các bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, liệt, ngăn chặn bệnh cúm...
Theo báo Anh Telegraph, các phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc ở Nga không chỉ thu hút người dân nước này mà cả các bệnh nhân từ Mỹ và phương Tây đổ xô đến Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế phương Tây đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ từ các liệu pháp mang tính thử nghiệm và không được kiểm soát này. Năm 2009, tạp chí y học PLoS Medicine nhắc đến trường hợp một cậu bé Israel sang Nga để tiêm tế bào gốc từ phôi thai vào não và tủy sống. Hậu quả là nạn nhân đã bị ung thư não.
Theo Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga, hiện Chính phủ Nga đang xem xét dự luật kiểm soát việc khai thác và sử dụng tế bào gốc ở Nga.
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố về những điều không ngờ xảy ra sau khi con người chết
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?