Bí ẩn không lời giải ở bãi đá cổ Stonehenge
Thứ tư, 23/05/2012 14:07

Cách thủ đô London hơn 100 dặm về phía Tây Nam là bãi đá cổ huyền bí Stonehenge. Thông qua những mối quan hệ giữa các vòng tròn này, chúng ta có thể nắm được 12 phương vị của mặt trời và mặt trăng đồng thời tính được sự lên xuống theo mùa của các vì sao.

1. Kết cấu đá khổng lồ

Theo các nhà khảo cổ học, việc xây dựng và tu sửa bãi đá khổng lồ này đã được bắt đầu và hoàn thành vào các giai đoạn khác nhau.

Năm 3100 trước công nguyên được cho là thời điểm bắt đầu giai đoạn tiến hành xây dựng bãi đá. Hai vòng tròn được xếp lên bởi đá sa thạch màu xanh là hình mẫu sơ khai của bãi đá cổ.

Sau đó, người xưa đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Stonehenge với cổng chào đá khổng lồ hình vó ngựa và quần thể các cột đá cao tới 6 mét, và mỗi viên đá nặng tới 30 đến 50 tấn. Có tới 130 phiến đá khổng lồ đã qua bàn tay đẽo gọt của con người ở nơi đây.

Rất nhiều truyền thuyết li kì được lưu truyền quanh những phiến đá lớn này. Có giả thuyết cho rằng những phiến đá sa thạch xanh này lấy từ dãy núi Pressaily phía Nam xứ Wales.

Có người lại cho rằng những phiến đá này được hình thành trong các giai đoạn hoạt động khác nhau của vỏ trái đất, trôi dạt về đây và được các kiến trúc sư thời xưa thu thập và sử dụng.

2. Mục đích kì bí

Lý do vì sao người xưa lại xây dựng Stonehenge là một câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học. Một trong những giả thuyết đó là việc người xưa sử dụng Stonehenge với mục đích tế tổ. Họ cho rằng các hốc đá lớn sâu trong những cột đá được dùng như mồ mả, một số xương động vật cũng được phát hiện ở đây, là chứng tích cho các nghi lễ thờ cúng, hiến tế thần linh.

Truyền thuyết về vua Arthur đưa ra giả thuyết khác: trong một trận đánh ác liệt, khoảng 300 chiến binh quả cảm nhất đã tử trận và nhà vua muốn xây lên một đài tưởng niệm lớn nhất trên nấm mồ của họ. Phù thủy Merlin, bằng phép màu kỳ diệu đã di chuyển các tảng đá từ Ireland (còn trước đó chúng được đưa tới châu Phi) đến miền nam nước Anh.

Rất nhiều người còn nghi ngờ khả năng Stonehenge có thể do người ngoài hành tinh xây nên, bởi chúng không giống bất kỳ một công trình nào từng được xây dựng trên nước Anh và cũng không có văn tự cổ nào nói về việc con người là chủ nhân của những phiến đá cổ này.

Giáo sư Hawkins ở đại học Oxford thì cho rằng, thông qua những mối quan hệ giữa các vòng tròn này, chúng ta có thể nắm được 12 phương vị của mặt trời và mặt trăng đồng thời tính được sự lên xuống theo mùa của các vì sao.

Đến khoảng những năm 80 của thế kỷ 20, các nhà khoa học và khảo cổ học, bằng những biện pháp kỹ thuật đã chứng minh được rằng khu vực này xưa kia là nơi cư trú của bộ lạc nguyên thủy Viseks và là cái nôi của nền văn minh của hòn đảo này. Bãi đá khổng lồ được xây dựng như một đài thiên văn của họ!

Điều này đã được minh chứng khi tới đầu thế kỷ 21, nhà thiên văn người Anh Rocheel chỉ được rằng nếu đứng ở trung tâm của bãi đá quan sát, tảng đá số 93 sẽ chỉ phương vị mặt trời lặn vào ngày Lập hạ và Lập thu, còn tảng đá 91 chỉ hướng mặt trời mọc ngày Lập xuân và Lập đông.

Như vậy, từ xa xưa, bộ lạc này đã biết chia 1 năm thành 8 tiết: Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông, Đông chí. Những công bố này đã gây sửng sốt cho toàn bộ nhân loại: Stonehenge không chỉ là những viên đá được sắp xếp vô ý và những thành tựu mà người xưa đạt được vượt xa những gì chúng ta nghĩ.

Xzone/TH
Tag: Bãi đá cổ Stonehenge , Đài thiên văn cổ , Du lịch Anh Quốc , Khám phá