Mặc dù việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn nhưng bé Nguyễn Thị Loan (8 tuổi), HS lớp 2, Trường tiểu học Tân Hà, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) hằng ngày vẫn nhọc nhằn lết đôi chân với khối u khổng lồ tới trường trong những cơn đau do bệnh u máu lan tỏa bẩm sinh.
|
Ăn nhiều khối u càng lớn
Thấy chúng tôi bấm máy hình, bé Loan tròn to đôi mắt đen nhánh trước ống kính, nhoẻn cười trên giường bệnh. Góc phòng điều trị của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, chị Nguyễn Thị Tám - mẹ bé Loan sụt sịt khóc.
Bé Loan phải gánh chịu nỗi bất hạnh vì bệnh hiểm nghèo
Cố gắng nhớ lại nhưng chị Tám vẫn không thể nhớ nổi đây là lần thứ bao nhiêu con mình phải nhập viện vì căn bệnh u máu lan tỏa. Theo chị Tám, trung bình mỗi năm bé Loan phải sáu, bảy lần xuống TP HCM để điều trị, mỗi lần kéo dài cả tuần. Chị Tám theo con vào bệnh viện để chăm sóc, chồng chị - anh Nguyễn Công Đức ở lại nhà, lên rẫy đi cuốc đất làm thuê cho những chủ vườn cà phê ở huyện để có tiền mua thuốc cho con.
Thấy con bệnh tật lại gầy nhom, ốm yếu, vợ chồng chị Tám cố gắng làm thuê để có tiền mua thêm đồ ăn cho con. Thế nhưng càng cho bé Loan ăn nhiều, đặc biệt là những đồ ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng thì bệnh càng phát mạnh, khối u ở chân càng phình to bất thường. Chị Tám than thở: “Thương con mà không biết làm sao, cho con ăn uống đầy đủ thì chẳng khác gì là ba mẹ đang tự giết chết con mình. Ăn uống qua loa thì cháu không đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật. Mình cũng không nỡ nhìn con đói khát, thèm thuồng”.
Càng ăn nhiều khối u ở chân bé Loan phát triển càng nhanh
Khối u ở chân trái bé Loan phát triển đột biến từ năm 3 tuổi, ngày càng căng cứng, xuất hiện nhiều mụn nhỏ thỉnh thoảng lại xì máu ra ngoài. Vào những ngày trở trời, bé Loan luôn đau đớn, vật vã, không chịu ăn ngủ vì những cơn đau từ chân mang bệnh gây ra, những lúc này gia đình buộc phải dùng bình xịt thuốc gây tê để giảm đau cho bé.
Không chịu nghỉ học
Lên 6 tuổi, thấy các bạn gần nhà nô nức kéo nhau đi học bé Loan đòi ba mẹ xin vào lớp 1. Vậy là hằng ngày, trước giờ lên rẫy làm thuê, vợ chồng chị Tám lại thay nhau chở con đến trường. Vào những ngày trời mưa lớn, ba mẹ gọi điện xin cô giáo chủ nhiệm cho con được nghỉ nhưng bé Loan nhất định không chịu mà đòi ba mẹ chở đến trường bằng được.
Cô Đặng Thị Sâm - giáo viên chủ nhiệm lớp bé Loan cho biết bé Loan thông minh và học rất chuyên cần. Nhằm tạo mọi điều kiện cho bé Loan theo học, Trường tiểu học Tân Hà đã sắp xếp riêng cho bé một chỗ ngồi thuận tiện nhất.
Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn vợ chồng chị Tám chưa biết xoay đâu ra tiền để bé Loan có thể tiếp tục điều trị
Theo cô Sâm, đã không ít lần đang ở trường, máu ở khối u tại chân bé Loan chảy ra ngoài. Lúc này cô phải gọi ba mẹ bé tới đón về để bé uống thuốc.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, cách tốt nhất hiện nay là không nên can thiệp vào những khối u này. Bởi nếu tiến hành phẫu thuật thì nguy cơ tái phát và khả năng tử vong sẽ rất cao do chảy nhiều máu.
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn