Sống trong “cơn cuồng phong” của cái chết trắng, anh Kỷ nhiều lần muốn thoát khỏi nhưng không thể. Số phận anh phần nào cũng may mắn khi thoát án tù ở nước bạn.
Hạnh phúc mỉm cười sau những bước chân lầm lỡ của chị Huyền và anh Kỷ |
Nhấp miếng trà nóng, anh Kỷ nhìn xa xăm như nhớ lại khoảng 5 năm trong tù. “Trong suốt thời gian ngồi tù, cha tôi không hề đến thăm, ngó mặt con dù một lần. Ông không buồn nhìn mặt anh em tôi nữa. Đau đớn hơn nữa là anh tôi đã mang căn bệnh của thế kỷ HIV. Tôi biết nỗi khổ của gia đình tôi nên cũng chỉ biết cố gắng chăm chỉ cải tạo để mong được về với gia đình. Mỗi lần mẹ lên thăm, cha chỉ dặn dò là bảo con cố gắng cải tạo, hết hạn thì ra làm người. Mình có tội với xã hội thì phải đền tội. Anh tôi mang bệnh nên cứ động viên mẹ chạy qua thăm Kỷ. Ở tù 5 năm, tôi nghĩ việc nghiện ma túy sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Lúc đó, HIV hoành hành ghê gớm lắm, phát bệnh trong thời gian ngắn là chết” – anh Kỷ tâm sự.
Năm năm trong tù với một chàng trai trẻ là một khoảng thời gian quá dài. Anh Kỷ luôn sống trong hờn trách, và lúc đó anh chỉ thèm một hơi thuốc cho đỡ cơn nghiền. Mãn hạn tù chưa được một ngày anh lại lao ngay vào cái chết trắng. Ra tù được 3 giờ đồng hồ, anh đã chơi ma túy lại. Lý do đơn giản là đi nhỡ chuyến phà (phà Cẩm Phả). Anh Kỷ kể lại: “Bố mẹ khuyên Kỷ: “Trong thời gian này con còn đang bị chính quyền theo dõi, làm cái gì cũng phải cẩn thận, phải biết giữ mình”. Lúc đó, Kỷ cũng hứa nhiều lắm nhưng đó không phải là lời của Kỷ, mà là lời của thuốc phiện, ma túy. Bởi những kẻ nghiện không ai không hứa một lần sẽ từ bỏ cả...”.
Lang thang không nghề nghiệp ở nhà đến tháng 12/2003, người cậu bên Anh gọi điện về bảo cho Kỷ sang bên đó làm ăn với mình. Nghĩ ở lại cũng là gánh nặng cho cha mẹ, Kỷ bằng lòng sang Anh. Sang đến nơi, hết tháng đầu anh không hề nhớ đến thuốc phiện, vì mới chân ướt chân ráo sang đất khách quê người nên anh cũng không dám làm càn. Anh phải tự mình bươn chải, làm rất nhiều công việc để kiếm sống qua ngày. Trong khi người cậu kêu sang bỏ mặc anh thích làm gì thì làm. Tháng thứ hai, anh bắt đầu làm quen với rất nhiều anh chị có máu mặt ở đây, ai bảo gì thì Kỷ làm đó. Anh lao vào công việc buôn lậu hàng trái phép, dần dần anh nghiện lại.
Dường như trong tâm thức của chàng công tử chỉ kiếm tiền để phục vụ cho những cuộc chơi trác táng. Kiếm tiền dễ dàng bằng cách phạm pháp để phục vụ cho ma túy. Trong khi lang thang và làm ăn ở bên nước bạn, anh Kỷ gặp một cô gái người Việt tên Kim Anh người ở Hải Phòng. Sau nhiều lần gặp gỡ, hẹn hò hai người dọn về sống với nhau. “Trông tôi có thua kém người mẫu đâu... Đẹp trai như tôi thì tán vài câu là ok à. (anh cười). Khi đó tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi đang lạc lõng ở bên xứ người. Từ khi quen và có sự đồng cảm, mình cũng cảm thấy được sự ấm áp phần nào. Khi đó mình và Kim Anh chung sống khá hạnh phúc”.
Chung sống khá hạnh phúc với nhau thì đến tháng 7/2004, chị Kim Anh báo tin mừng đã có thai. Ngay sau đó, anh Kỷ lại bắt đầu bỏ thuốc một lần nữa. Lúc đó Kỷ có động lực bỏ là vì đứa con. Anh cho biết: “Trong cuộc đời, bất cứ ai cũng có một động lực cho bản thân, người ta không vì cái này thì vì cái khác. Kỷ bỏ thuốc vì đứa con sắp sinh của mình. Lúc đó, Kỷ thèm làm cha hơn bất kỳ thứ gì, Kỷ bỏ thuốc để đảm bảo kinh tế cho gia đình”. Những ngày vật vã vì không có thuốc, anh cắn răng chịu đựng cho đến khi gặp được những người bạn từ ở Hải Phòng cũng đi sang đây làm ăn. Kỷ xem như mình đã được trời thương.
Khi quen với chị Kim Anh, cũng là lúc anh Kỷ bắt đầu đi làm thuê. Anh dường như nhận ra một phần sức mạnh tình yêu đã lôi anh lại con đường chánh đạo. Tuy vậy, cuộc sống mưu sinh bên nước bạn không phải chuyện dễ. Những tháng ngày chán nản anh lại lao vào ma túy. Đầu năm 2008, anh bắt đầu lại “ngựa quen đường cũ”. Anh bị bắt và bị phạt tù, rồi sau đó phải về nước.
Ngày về mất mẹ, mất anh...
Về tới Việt Nam ngày 20/11/2008, anh chỉ kịp ra thăm mộ mẹ một lần vì lúc mẹ mất anh đang ở bên Anh. Một tháng sau đó, anh trai của Kỷ trút hơi thở cuối cùng vì nhiễm HIV. Nhưng, ngay cái tối ngồi bên quan tài anh trai, anh Kỷ đã gọi điện cho bạn nhờ kiếm ít hàng qua đây chơi. Anh cho biết: “Đang buồn não ruột và cũng chẳng biết lúc này là giai đoạn nào mà tôi lại giở thuốc ra chơi”. Từ đó, anh lại lấn sâu vào men say “nàng tiên nâu”. Anh ra sức chơi bời, không làm gì, chỉ biết rút ruột số tiền mình đã kiếm được bên nước ngoài. Chẳng nhớ rõ đã phá nát bao nhiêu, chỉ biết tất cả đồ đạc, xe cộ anh mua sắm trước đó cứ lần lượt ra đi, hai miếng đất và một căn nhà. Đến khi hết tiền, dì và bố anh khuyên anh đi cai. Lúc này anh nghĩ, đã đến lúc dừng lại, chưa bao giờ mình dùng cái gì tới cạn kiệt như thế. Nếu bây giờ không đi cai thì chắc chắn tương lai sẽ lại đi tù, hoặc chết vì mắc HIV như người anh mình.
Lần đầu lên cơ sở cai, nhìn thấy trung tâm mọc lên giữa đồng hoang dại, anh thốt lên, quái lạ, cơ sở thế này thì cai cái gì. Nghĩ bụng vậy, Kỷ định quay về. Thế nhưng, chẳng biết điều gì thúc giục mà khiến anh đi một mạch thẳng vào trung tâm. Mới vào tới nơi, anh thấy chạnh lòng, buồn hiu hắt. Dần dần, anh quên hẳn... Sau đó, anh hiểu ra rằng, cai nghiện chỉ là cai ý thức, ý thức của người nghiện muốn cai bao nhiêu thì sự thành công cao bấy nhiêu. Anh Kỷ chia sẻ: “6 ngày ở trong trại, tôi xin về để thắp hương cho mẹ, tính về một hai ngày chơi luôn một thể nhưng sau đó tôi quyết định về chỉ trong 2 tiếng. Sau khi thắp hương cho mẹ xong, tôi trở lên trung tâm ngay. Lúc này, tôi thấy trung tâm chính là nơi an toàn nhất của cuộc đời mình. Nếu bỏ nơi này, rất có thể mình lại trở về con đường cũ, lại phải đối diện với ánh mắt của người cha, ngày càng mỏi mòn vì lo cho con” – anh Kỷ tâm sự.
Đứa con không bị ruồng bỏ “Để một người nghiện thoát khỏi ma túy mà khẳng định mình với xã hội hoặc người thân thì là điều không có hoặc rất khó. Hãy để người ta tự hiểu mình. Bởi cuộc sống không có gì có thể khẳng định một cách tuyệt đối. Mình chỉ dám khẳng định trong thời gian này, mình không còn thèm ma túy, không nghĩ tới nó và không muốn chơi nó nữa thôi. Ở đời không ai biết được chữ ngờ, chưa ai dám khẳng định mình không bao giờ nghiện ma túy. Đến hiện tại, Kỷ cũng chưa bao giờ dám khẳng định với cha là đã bỏ được hoàn toàn ma túy. Ông cũng động viên tôi: “Làm đâu thì làm ráng giữ sức khỏe”, chỉ câu nói này thôi cũng đủ làm mình khóc thầm và cảm ơn cha vì đã không ruồng bỏ đứa con tội lỗi này”– anh Kỷ tâm sự. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%