Gia cầm không qua kiểm dịch đang được bày bán tại nhiều chợ ở Hà Nội, trong khi các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên có dịch cúm gia cầm.
|
Nhiều chợ ở Hà Nội bày bán gia cầm không có dấu hiệu kiểm dịch. Ảnh: P.A.
Theo khảo sát ngày 22-2 của PV ở các chợ Phùng Khoang, Nghĩa Tân, Linh Lang, Đồng Tâm, Hôm - Đức Viên…, nhiều gà, vịt, ngan đã giết mổ được bày bán không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, thậm chí bày bán cả gà sống không rõ xuất xứ.
Tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ ở Thường Tín (chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc), ông Lê Xuân Viết (Ban Quản lý chợ) cho biết, trước Tết, một ngày khoảng 80-100 tấn gia cầm được buôn bán ở chợ, nhưng nay chỉ còn khoảng 30-40 tấn (khoảng 20-30 nghìn con/ngày). Nguồn gà từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn…
“Hiện gia cầm ế ẩm, lại nhiều địa phương có dịch, lực lượng thú y làm căng hơn, nên số lượng gà, vịt về chợ cũng có hạn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tăng thêm nhân viên trực để xử lý khi có tin dịch”, ông Viết nói.
Tại chốt kiểm dịch thú y của ở chợ, ông Nguyễn Lê Ngà, kiểm dịch viên, nói: “Gia cầm muốn vào chợ, theo quy định có phải giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, giấy chứng nhận tiêm phòng. Qua quan sát bằng cảm quan triệu chứng lâm sàng, thấy gia cầm khỏe mạnh mới được nhập vào chợ. Trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ ở nước ta, số lượng nhỏ, thì việc có giấy chứng nhận tiêm phòng vaccine, nhiều hộ không đáp ứng được”.
Theo quan sát của chúng tôi, vẫn có hiện tượng nhiều lồng gà lớn nhỏ tự do ra vào chợ, không có sự kiểm soát của ban quản lý cũng như đơn vị kiểm dịch. Chủ một ki ốt khu A nói: “Với mỗi xe gia cầm khi vào chợ đều được phun thuốc kiểm dịch, không phụ thuộc vào lượng gia cầm trong xe nhiều hay ít, đều thu phí 45 nghìn đồng/xe. Việc kiểm dịch chỉ làm qua quýt. Gà chết trong thời gian giá rét kéo dài là chuyện đương nhiên, đến người còn vì lạnh mà chết, nói gì đến con gà”.
Muốn tiêm cũng không có vaccine
Ông Cấn Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, cho biết, thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tăng cường phòng chống dịch. “Trước Tết, chúng tôi cho phun 20 tấn hóa chất khử trùng, tuần vừa rồi lại tiếp tục phun 10 tấn nữa”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, Hà Nội có tổng đàn 17 triệu con gia cầm. “Mọi năm chúng tôi vẫn tiêm, nhưng vừa rồi, Cục Thú y thông báo tạm dừng, nên Hà Nội không tiêm. Trong khi chưa có vaccine tốt, chúng tôi chỉ tiêm những nơi có nguy cơ cao, nhằm hạn chế dịch được phần nào, tốt từng đó. Dự kiến chúng tôi cần khoảng 7 triệu liều, nhưng hiện muốn tiêm cũng không có mà tiêm, Cty nhập khẩu nói, ít nhất 10-3 mới có”, ông Bình nói.
Vì đang có dịch, nên Bắc Ninh đang muốn tiêm toàn bộ đàn gia cầm của tỉnh, cần 4,5 triệu liều, nhưng không có vaccine, theo ông Nguyễn Nhân Lừng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Bắc Ninh.
Ông Lừng nói: “Nhà nước không cho kinh phí thì phải nhập vaccine cho dân mua. Do không có chủ trương tiêm phòng vaccine, nên các doanh nghiệp họ nhập về cũng ít. Trong điều kiện dịch như hiện nay, có thể nói vaccine thiếu trầm trọng. Nhà nước nên cho nhập về, để hỗ trợ cho những nơi có dịch, không thì cũng có để bà con mua. Thực ra, số tiền vaccine cũng không lớn, 1.000 con gia cầm thì cũng chỉ 300-400 nghìn đồng thôi”.
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%