Ít vốn, không có mặt bằng, nhiều người ở TP HCM đã tận dụng môi trường mạng xã hội để kinh doanh những món đặc sản quê để kiếm thêm thu nhập mua sắm Tết
Bán đặc sản quê trên mạng, kiếm tiền triệu sắm Tết |
“Người TP HCM có thể mua được món thịt gác bếp ở vùng Tây Bắc, mực rim sả ở miền Trung… Người Hà Nội có thể mua được mứt cà chua, mứt vỏ bưởi Vĩnh Long...” - đó là lời rao trên mạng của anh Nguyễn Trung Đông, nhân viên công nghệ thông tin, đang thu hút hàng trăm đơn đặt hàng từ nhiều người.
Là một người xa quê nên Đông biết được tâm trạng của nhiều gia đình không có điều kiện về quê phải ăn Tết. “Họ thèm một chút vị quê trong ngày đầu năm nên rất thích mua những món đặc sản quê nhà, vì vậy mà tôi quyết định kinh doanh sản phẩm mùa vụ này để kiếm thêm thu nhập” - anh tâm sự.
Ngoài việc rao bán sản phẩm trên mạng xã hội, Đông còn tự tạo một trang web chuyên bán đặc sản miền Tây nhờ vào kiến thức lập trình tự có. Ở trang web này, Đông bán đủ loại đặc sản Trà Vinh như: bánh tét, mứt, rim và nhiều cá khô tẩm gia vị... do chính tay mẹ anh ở quê làm rồi vận chuyển lên TP HCM bán.
Mỗi ngày, sau thời gian làm việc ở công ty, Đông dành ra 1-2 giờ để lập danh sách những đơn hàng và liên hệ lại khách hàng để xác nhận, gửi số tài khoản chuyển tiếp tiền. Những người ở tỉnh, Đông mang hàng ra bến xe, bưu điện để gửi. Riêng khách ở TP HCM, Đông cùng bạn bè đưa hàng đến giao tận nhà.
Sản phẩm hút hàng nhất của Đông là món bánh tét chữ, củ cải muối Chịt Sa (đặc sản Trà Vinh). “Đa phần họ đặt để ăn thử, nếu ngon sẽ mua tiếp. Hiện tại tôi đã có hơn 100 đơn đặt hàng các món đặc sản Tết, tính ra cũng kiếm thêm được vài triệu đồng ăn Tết” - Đông hồ hởi nói.
Với tài nấu nướng, chị Lê Kim Anh (một nhân viên hành chính ở quận 5) trổ tài buôn bán bằng những món ăn dạng khô tự chế biến như: tủy heo chiên giòn, rim dừa, củ kiệu ngâm, dưa món… Chị thường tranh thủ giờ nghỉ trưa ở cơ quan để đăng tin quảng cáo sản phẩm trên các trang diễn đàn. Do có nhiều bạn nên chị dễ dàng tìm được người mua. Hiện tại khách hàng yêu cầu ngày càng đông.
Chị Kim Anh cho biết: “Khách đặt, đến gần Tết mình giao hàng, hoặc ai yêu cầu sớm thì vào sáng Chủ Nhật mang đến tận nhà cho họ. Phí vận chuyển giao động từ 20.000-50.000 đồng/lần. Mỗi món tôi bán với giá 100.000-250.000 đồng/sản phẩm, lời 1/3 giá thành. Cuối năm nhiều việc nhưng mình vẫn cố gắng làm thêm, thứ nhất có thêm thu nhập, vừa thỏa được đam mê nấu nướng, kinh doanh”.
Sau thời gian làm việc, buổi tối sau 19 giờ, chị Kim Anh tranh thủ ngào đường, chế biến món ăn. Mỗi ngày chỉ mất tầm 5 tiếng đồng hồ để nấu nướng, đóng gói. Phần nguyên liệu chị nhờ người thân ở quê làm rồi gửi qua xe đò.
Chị Kim Anh chia sẻ cả năm làm văn phòng rất mệt mỏi, việc làm thêm hiện tại giúp chị tìm thấy niềm vui. “Có nhiều khách hàng vui tính, sau khi ăn món mực ngào sả ớt thấy ngon nên liên tục đặt hàng để ăn mỗi ngày, thay vì để dành đãi khách vào dịp Tết. Có người còn tìm đến nhà để nhờ “bái sư” học nghề” - chị vui vẻ nói.
Nói về hiệu quả của việc làm thêm này, chị Kim Anh cho biết năm nay lương thưởng Tết của chị được khoảng 2 triệu đồng, trong khi tiền lời từ việc bán các món ăn sẵn đã được hơn 3 triệu đồng. Nếu mọi việc suôn sẽ, từ nay đến Tết chị có thêm kiếm thêm vài triệu nữa để chi tiêu.
Sự nở rộ của các mạng xã hội giúp cho việc kinh doanh, mua bán các sản phẩm trên mạng ngày càng dễ dàng. Thời điểm này, một nhóm nhân viên khác cũng ở quận 5, TP HCM, đang rất hào hứng với công việc kinh doanh thực phẩm Tết. Cả nhóm phân công nhiệm vị, người thì lo ngâm rượu thuốc, rượu côn trùng quý, người khác lo đóng gói các thực phẩm để làm giỏ quà. Trong khi đó, người thì phụ trách phần rao vặt, quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng. Anh Long, một thành viên trong nhóm, khoe: “Cuối năm nhiều việc nhưng làm thêm rất thú vị. Theo kế hoạch tính toán, mỗi người có thể kiếm được 3 triệu tiền lãi để lì xì đầu năm”.
Những món quà quê được người thành thị ưa thích
Chị Quỳnh Vi, nhân viên ngân hàng Sacombank, một khách hàng vừa mua 500gr củ kiệu làm sẵn của chị Kim Anh, cho biết: “Mình không có thời gian để làm đồ ăn để đãi khách nên phải mua thực phẩm làm sẵn trên mạng, vừa đảm bảo vừa có người giao hàng tận nơi. Giá cả không chênh lệch bao nhiêu so với ở chợ”.
Hầu hết, những người đang kinh doanh “nghiệp dư” này thừa nhận nhu cầu loại hình kinh doanh mùa Tết khá cao đã giúp họ có thêm thu nhập trong điều kiện lương thưởng còn eo hẹp. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để nhiều người thử sức trong lĩnh vực kinh doanh, mua bán.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%