Thời gian gần đây, TAND tỉnh Đắk Nông liên tục đưa ra xét xử lưu động những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về tội danh giết người.
Bị cáo H’păl (trái) và Nguyễn Thị Thoan tại phiên tòa xét xử lưu động |
Điều đáng buồn là trong những vụ án đó, cả bị cáo và bị hại đều là người chung một gia đình. Người chết, kẻ phải đền tội trước pháp luật nhưng nỗi đau mà họ để lại cho những người thân trong gia đình mình thì không gì có thể so sánh được. Đây cũng là những hồi chuông cảnh báo cho những chuẩn mực đạo đức xã hội đang ngày một xuống cấp.
Nỗi đau sau những phiên tòa
Vào đầu tháng 3, tại UBND xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, TAND tỉnh đã mở phiên tòa lưu động xét xử bị cáo H’păl (35 tuổi), và Nguyễn Thị Thoan (38 tuổi) cùng trú tại thôn 3 xã Đắk R’măng về hành vi giết người. Nạn nhân không ai khác mà là anh Vũ Văn Mạnh (43 tuổi), chồng của H’păl.
Theo lời khai của các đối tượng thì ngọn nguồn của thảm kịch lại bắt đầu từ những mâu thuẫn gia đình. Vũ Văn Mạnh quê gốc tỉnh Hưng Yên, từng ngược Bắc, xuôi Nam rồi lên đất Đắk Nông lập nghiệp. Năm 1998, Mạnh đã gặp H’păl, một thiếu nữ dân tộc thiểu số học chưa qua lớp 9. Sau khi lập gia đình, cuộc sống khó khăn, 3 đứa con lần lượt ra đời trong vòng 6 năm, miếng ăn thêm nặng gánh. Đi kèm theo đó là những ngày siêng năng của Mạnh nhanh chóng biến mất, thay vào đó là “bệnh thẳng lưng”, ỷ lại vợ con và thêm thói nghiện rượu. Cứ mỗi lần say men, Mạnh lại lôi vợ ra chửi bới, đánh đập một cách vô cớ, không chịu đựng được, nhiều lần H'păl đã đòi ly hôn nhưng Mạnh không đồng ý.
Những mâu thuẫn ấy lâu dần cứ tích tụ, dai dẳng và âm ỉ, bào mòn sức chịu đựng của H’păl. Dù sống chung căn nhà, nhưng vợ chồng không thèm nhìn mặt. Cuộc sống của H’păl tựa địa ngục, vô nghĩa. Nhà H’păl nhiều rẫy, đầu tháng 2/2012 có thuê một nữ làm công là Nguyễn Thị Thoan. Mỗi ngày có chuyện cãi vã, H’păl đều kể lại cho Thoan nghe. Thấy nỗi khổ của gia chủ, Thoan đã khuyên H’păl tự tạo cho mình một “lối thoát”. Thoan “gợi ý” cho H'păl tìm cách giết Mạnh và được H'păl đồng tình hưởng ứng.
Rồi ngày định mệnh ấy cũng đã xảy ra. Sáng 29/8/2012, Mạnh lại gây sự và một trận cãi vã dẫn đến xô xát đã xảy ra chỉ vì chuyện nhập nhằng thanh toán tiền công cho vợ chồng Thoan. Quá bức xúc, lần này H’păl đã “bàn giao” việc giết chồng luôn cho Thoan. Tối cùng ngày, khi Mạnh và H'păl đã say giấc thì Thoan thức dậy bật đèn pin điện thoại của mình soi lấy ra một con dao phát do thị cất giấu sẵn từ trước dưới gầm phảng gỗ. Thị nhẹ chân đi đến chỗ Mạnh đang nằm ngủ rồi vung dao chém thẳng. Nhát dao chí mạng làm Mạnh ngoắc ngoải. Thấy động, H’păl dậy cầm đèn pin soi cho Thoan chém nhiều nhát nữa cho đến lúc nạn nhân chết mới thôi. Xong sự việc cả hai dựng hiện trường giả như một vụ ẩu đả giang hồ.
Thống nhất kịch bản lời khai, nhưng tiếc rằng những lập luận ngây thơ của cả hai nhanh chóng bị cơ quan điều tra “bóc mẽ” chỉ sau gần 3 giờ đồng hồ. Trước hành vi giết người quá dã man của các bị cáo thì những lời sám hối và những giọt nước mắt muộn màng không đủ để thoát tội. Kết thúc phiên tòa, H’păl chịu mức án 13 năm tù giam, Nguyễn Thị Thoan lãnh án chung thân. Trước khi lên xe đặc chủng về trại, H’păl vẫn cứ ngoái lại nhìn những người thân. Mẹ già của H’păl nay đã 80 tuổi nhưng chẳng còn ai chăm sóc. Ba đứa con nhỏ của H’păl và anh Mạnh, đứa lớn nhất mới chỉ 10 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 5 tuổi. Tương lai các cháu rồi sẽ đi về đâu, ai sẽ lo miếng cơm manh áo cho các cháu? Ai sẽ là người bảo ban cho các cháu sau này trở thành những công dân tốt cho xã hội khi mà trong tiềm thức các cháu đã in sâu một thảm kịch gia đình như hôm nay?
Không lâu sau phiên tòa xét xử vợ giết chồng ở Đắk Glong thì đầu tháng 4 vừa qua, TAND tỉnh Đắk Nông lại đưa ra xét xử lưu động vụ án con giết cha tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut. Bị cáo Nguyễn Văn Hoàng (30 tuổi) bị truy tố về tội giết người. Đau lòng hơn khi nạn nhân lại là ông Nguyễn Văn Tiến (82 tuổi), bố đẻ thân sinh ra Hoàng.
Trước hội đồng xét xử và bàn dân thiên hạ, Hoàng nước mắt ngắn dài kể về cái ngày định mệnh mà hắn cầm dao đâm trực diện vào cha đẻ của mình khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu. Hôm đó, sau một ngày làm việc mệt nhọc, Hoàng cùng với nhóm thợ xây rủ nhau đi nhậu, đến 11 giờ đêm thì trở về nhà. Lúc này ông Tiến đang ở trước nhà, thấy con nhậu nhẹt say xỉn nên ông đã buông lời chửi mắng, trong lúc nóng giận ông đã nhặt một con dao gần đó vung lên dọa chém Hoàng. Xưa nay “Hổ dữ không ăn thịt con” nhưng đối nghịch lại với hành động dọa nạt của bố đẻ mình, Nguyễn Văn Hoàng đã giằng được con dao trên tay ông Tiến, đâm một nhát vào sườn trái của ông khiến nạn nhân bị thủng màng phổi. Sau khi gây án, nghịch tử Nguyễn Văn Hoàng đã đến Công an huyện Cư Jut đầu thú.
Với tội danh giết cha, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hoàng 17 năm tù giam. Nhiều người dân tham dự phiên tòa nhận định mức án có phần hơi “mềm” đối với một tên nghịch tử như Hoàng. Nhưng, có lẽ những ngày thụ án trong trại giam và cả khi nhắm mắt xuôi tay, nghịch tử này còn phải chịu thêm sự trừng phạt ghê gớm hơn của “tòa án lương tâm”, đây mới là bản án nghiêm khắc nhất đối với Hoàng. Chiếc xe đặc chủng lăn bánh đưa Hoàng trở về nơi giam giữ, bà Nguyễn Thị Mến (80 tuổi) vợ của nạn nhân và cũng là mẹ của bị cáo khóc không còn nước mắt. “Đau lòng lắm chú ơi, ở tuổi gần đất xa trời tưởng đâu được an hưởng tuổi già chứ có ngờ đâu tôi lại phải chịu cảnh bất hạnh như ngày hôm nay”.
Đâu là nguyên nhân?
Theo thống kê của Công an tỉnh Đắk Nông thì từ đầu năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã xảy ra trên 100 vụ án giết người và gây thương tích, trong đó có 23 vụ giết người do nguyên nhân xã hội. Ngoài 2 vụ án trên thì vào ngày 12/11/2012, trên địa bàn huyện Đắk Mil cũng xảy ra một vụ án mạng, vì mâu thuẫn gia đình mà hung thủ đã cầm dao chém chết con đẻ của mình. Hay mới đây, TAND tỉnh đã đưa 2 đối tượng giết vợ xét xử lưu động tại địa bàn xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức. Nguyên nhân chính để xảy ra các vụ án đau lòng trên là do sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Đặc biệt là do mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ từng khu dân cư, từng hộ gia đình, mâu thuẫn giữa cha với con, chồng với vợ không được phát hiện, giải quyết kịp thời. Chỉ vì một phút nông nổi không kìm chế được bản thân mà họ đã đang tâm cướp đi sinh mạng của chính những người thân trong gia đình mình, để lại những hậu quả lớn cho gia đình và xã hội. Đó là cha mất con, con mất cha, vợ mất chồng, chồng mất vợ, bản thân thì phải trả giá đắt cho hành vi của mình gây ra.
Theo ông Đỗ Hồng Chung, Chánh toà Hình sự, TAND tỉnh Đắk Nông thì để hạn chế và đẩy lùi tình trạng trên, với vai trò là lực lượng nòng cốt, cơ quan Công an cần tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho mọi người. Các mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân phải được phát hiện kịp thời, giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nhanh chóng điều tra làm rõ các vụ án đặc biệt nghiêm trọng đưa ra xét xử lưu động nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong toàn xã hội. Có như thế mới góp phần ngăn chặn, hạn chế, không để bạo lực gia đình tiếp tục trở thành nguyên nhân gieo rắc thêm nỗi đau cho gia đình và xã hội.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%