Đào tạo cho con có thói quen tự ngồi bô sẽ giúp cha mẹ trẻ cảm thấy nhàn hơn với việc đi vệ sinh hàng ngày của con. Chúng cũng tạo cho con bạn có thói quen sạch sẽ.
|
1. Hãy kiên nhẫn
Bạn chỉ nên cho con bắt đầu tập ngồi bô khi con đã có những tín hiệu thông báo sự sẵn sàng. Thông thường một em bé thường bắt đầu kết thân với bô ở độ tuổi từ 2 - 3 tuổi.
Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu thấy con bỗng dưng hỏi những câu hỏi về phòng tắm và nhà vệ sinh. Một số bé muốn mặc đồ lót hoặc thông báo cho bố mẹ thấy bé đã bị dính tã bẩn… Đây là những dấu hiệu báo hiệu bé nhà bạn đã bắt đầu sẵn sàng ngồi bô. Và kể từ đây, bạn có thể cho con kết thân với bô mỗi khi đi vệ sinh.
(Ảnh minh họa)
2. Cho trẻ tập kết thân với bô
Một số bà mẹ trẻ đề nghị mua một chiếc bô để trong nhà vệ sinh hoặc ngay cả phòng khách để những đứa trẻ có thể tiếp xúc hàng ngày mà không nguy hiểm đến tính mạng khi chơi hoặc khi tập ngồi lên đó cho vui.
Một cách khác là cha mẹ trẻ nên mua những cuốn sách hoặc các đồ chơi đặc biệt có hình bô để khuyến khích trẻ kết thân với bô trong thời gian sớm nhất.
3. Không mặc quần
Nhiều bà mẹ nhận thấy rằng những chiếc quần có đáy có thể trì hoãn việc hỗ trợ bé kết thân ngồi bô sớm. Nhiều mẹ cũng chia sẻ: rằng họ thường cởi bỏ quần cho con họ vào buổi sáng và cứ như vậy trẻ sẽ chạy đến bô ngồi chỉ sau 2 ngày không mặc gì.
Với chiến thuật này, nhiều khi các bà mẹ sẽ phải đối phó với những tai nạn không thể tránh khỏi vì có thể trẻ sẽ đi vệ sinh bừa bãi khi chạy đến bô đấy.
4. Khen gợi và phần thưởng cho bé
Nếu như bé nhà bạn đã biết tự ngồi bô một cách tự lập nhất, bạn hãy cổ vũ, vỗ tay và khen gợi trẻ thật nhiều nhé vì như thế sẽ khích lệ trẻ tiếp tục làm thêm điều tuyệt vời ấy và bản thân chúng sẽ muốn làm điều đó một vài lần nữa.
Ngoài khen ngợi bằng lời nói, nhiều bà mẹ còn tạo những phần thưởng thiết thân với trẻ như bánh kẹo, đồ chơi để khích lệ trẻ và
5. Không sử dụng tã giấy
Khuyến cáo này đặc biệt quan trọng với các bé khi bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô. Bởi vì nếu còn sử dụng tã giấy một lần nữa, bạn sẽ khiến trẻ không cần phải cố gắng tập ngồi bô.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn những bộ đồ lót thoải mái cho các bé thay vì những chiếc tã chúng đang mặc. Điều này cũng giúp khuyến khích trẻ sử dụng nhà vệ sinh.
6. Hướng dẫn giải thích cho trẻ việc ngồi bô
Để giúp bé hiểu được việc ngồi bô có ý nghĩa thế nào với bé, mẹ bé hãy giải thích cho trẻ bô chỉ là một chỗ để đi tiểu và đó là một nhà vệ sinh thu nhỏ của bé.
7. Chấp nhận những rủi ro xảy ra khi bé ngồi bô
Khi con bạn tập ngồi bô, chúng có thể thoái thác việc phải đi tiểu vào đó hoặc chúng có thể cảm thấy bất tiện, thậm chí gặp tai nạn khi ngồi bô. Nhưng cha mẹ trẻ nên nhớ, tai nạn chỉ là một phần bình thường và phổ biến khi bé bắt đầu tập ngồi bô. Chỉ cần bạn nên kiên nhẫn và đón nhận mọi thất bại của con là được. Khi quen dần, con sẽ hình thành thói quen này và thích ngồi bô.
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?