Khán giả Olympic 2012 đã phải chứng kiến những sự cố hết sức ngớ ngẩn và "khó đỡ".
Võ sĩ người Argentina Paula Pareto kéo chặt áo ngực của đối thủ người Mông Cổ Uransetseg Munkhbat |
1. Sỉ nhục quốc kì Trung Quốc
Trong lễ trao huy chương cho các VĐV ở nội dung 200m tự do nam, quốc kì Trung Quốc đã bị kéo hẳn xuống phía dưới cờ Hàn Quốc mặc dù đại diện của 2 quốc gia này là Sun Yang và Park Tae-hwan đều giành huy chương bạc.
Sự cố đáng trách này đã khiến khán giả Trung Quốc hết sức phẫn nộ. Họ càng tức giận hơn hữa khi phải chứng kiến sai lầm tương tự khi quốc kì Hàn Quốc được kéo ngang hàng với quốc kì Nhật Bản trên bục huy chương bạc trong khi VĐV judo của xứ kim chi chỉ đứng vị trí thứ 3.
2. Nhầm cờ Triều Tiên – Hàn Quốc
Đội tuyển bóng đá nữ CHDCNND Triều Tiên suýt nữa bỏ trận đấu với Colombia trong ngày khai mạc Thế vận hội 2012. Nguyên nhân là do Ban tổ chức sân Hampden Park đã sử dụng cờ Hàn Quốc để giới thiệu đội hình của Triều Tiên.
Phải mất hơn một giờ sau, khi BTC đã “sửa sai”, các nữ tuyển thủ xứ sâm Cao Ly mới chịu vào sân. Đích thân thủ tướng Anh David Cameron và Ban tổ chức Olympic sau đó phải lên tiếng xin lỗi, đồng thời hứa sẽ không để xảy ra lỗi tương tự.
3. Mất huy chương vì... dốt toán
VĐV cử tạ người Tunisia Khalil El-Maoui đã để vuột mất chiếc huy chương một cách lãng xẹt chỉ vì sai lầm đáng trách của HLV đội cử tạ nước này.
Lẽ ra, Khalil chỉ nâng mức tạ lên con số 148kg nhưng người thầy của anh đã đang kí nhầm thành… 158kg. Tính toán sai lầm của ông thầy đã khiến Khalil rất thất vọng, đồng thời dập tắt cơ hội mang về chiếc huy chương đầu tiên cho đoàn Tunisia.
4. Sướng quá hóa... vỡ huy chương
Tai nạn hi hữu của võ sĩ judo người Brazil cho thấy các VĐV Olympic nên biết cách giữ gìn những thành quả mình đã đạt được.
Sung sướng vì giành được chiếc huy chương đồng ở hạng cân 66kg, đi đâu Felipe Kitadai cũng mang nó theo, ngay cả lúc đi tắm. Không may, cú ngã bất ngờ đã khiến vòng tròn bằng đồng vỡ tan. May mà sau đó Ủy ban Olympic quốc tế thương tình đồng ý trao cho Kitadai một tấm huy chương khác.
5. Kéo áo làm “lộ hàng” đối thủ
Sự cố tế nhị này xảy ra khi võ sĩ người Argentina Paula Pareto kéo chặt áo ngực của đối thủ người Mông Cổ Uransetseg Munkhbat trong vòng bán kết judo nữ hạng cân 48kg tại nhà thi đấu ExCel Arena ngày 28/7. Có lẽ do thi đấu với tâm trạng xấu hổ, Munkhbat đã đánh mất cơ hội lọt vào chung kết khi thua khá dễ Pareto.
6. Quốc ca Hungaria bị sai nhạc
Đoàn Hungaria và khán giả đã rất sốc khi nghe quốc ca nước họ bị chơi sai nốt trong lễ trao giải sau khi VĐV nước họ, Aron Szilagyi giành huy chương vàng đấu kiếm ngày 29/7.
Ủy ban Olympic Hungaria đã phải yêu cầu Ban tổ chức Olympic London (LOCOG) thay đổi “màn biểu diễn kì lạ” được thu âm bởi dàn hợp xướng Phiharmonic cách đây 1 năm.
7. Khán giả ăn "quả lừa" đắng chát
Sáng ngày 27/7, gần 4.000 fan đã tới khu Lord’s Cricket Ground để theo dõi những vòng đấu đầu tiên của môn bắn cung nhưng LOCOG đã từ chối mở cửa.
Người hâm mộ đã hết sức giận dữ trước cách làm ăn mập mờ của BTC bởi họ thấy trên website chính thức của Thế vận hội rõ ràng đề “không bán vé”, đồng nghĩa với việc người dân có thể vào xem miễn phí.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?