Những thói quen “đặc sắc” của người dân nước này tại những điểm du lịch khiến nhiều nước trên thế giới vô cùng khó chịu.
![]() |
|
Có tiền nên ngạo mạn
Theo tờ Quảng Châu Nhật báo, du khách Trung Quốc lọt vào top những người tiêu tiền không tiếc tay, nhưng vì có tiền nên vô cùng ngạo mạn. Họ cho rằng, đi du lịch nước ngoài là để hưởng thụ, khách hàng phải là thượng đế, muốn làm gì thì làm, không cần quan tâm tới tâm trạng và yêu cầu của người khác.
Vì thế bạn có thể nhìn thấy cảnh người Trung Quốc đi dép lê, mặc quần áo ngủ đi lại khắp chốn trong khách sạn cao cấp; ăn mặc tùy tiện trong những chốn trang nghiêm, sang trọng; ăn ở nhà hàng cao cấp nhưng sau khi ăn xong còn lấy túi nilon để mang thức ăn thừa về làm đồ ăn đêm... Đây đều là những thói quen ảnh hưởng tới hình ảnh con người và đất nước Trung Quốc.
Ảnh: Hinews.
Mặc cả khi mua hàng
Tại Trung Quốc, mặc cả khi mùa hàng được coi là chuyện đương nhiên. Khi du lịch nước ngoài, người dân cũng mang theo thói quen này người dân bản địa, đặc biệt ở những quốc gia thuộc khu vực Âu - Mỹ còn coi đó là hành vi thiếu lịch sự. “Mua nhiều đồ như vậy, lẽ nào không tặng kèm thêm mấy cái túi nilon à?” là cách tư duy phổ biến của du khách Trung Quốc khi đi mua hàng.
To tiếng nơi công cộng
Giành chỗ ngồi, chen lấn khi xếp hàng, nói to nơi công cộng là tác phong điển hình của du khách Trung Quốc. Với thói quen thích náo nhiệt, ở những chốn đông người, họ cũng rất ồn ào, không quan tâm tới cảm xúc của người khác, làm phiền tới người xung quanh.
Thiếu ý thức tôn trọng riêng tư của người khác
Đi du lịch nước ngoài, gặp những đứa trẻ phương Tây mắt xanh tóc vàng rất dễ thương, du khách Trung Quốc thường vồ vập chụp ảnh cùng mà không cần xin phép khiến cho người dân bản địa rất khó chịu.
Xả rác bừa bãi
Vứt rác bừa bãi là hành vi người nước ngoài rất ấn tượng với du khách Trung Quốc. Nhiều điểm du lịch ở Nhật Bản còn có riêng một tấm bảng ghi bằng chữ Trung Quốc để nhắc nhở: “Yêu cầu du khách Trung Quốc không vứt rác bừa bãi”. Thậm chí còn ngồi lên thành bồn cầu khi đi vệ sinh. Thực tế này khiến một số quốc gia bất đắc dĩ phải dán chiếc biển yêu cầu “Cấm giẫm chân lên bồn cầu”.
Bị cấm nhưng vẫn vi phạm
Tại rất nhiều điểm du lịch trên thế giới có đưa ra những yêu cầu rất cụ thể, như trong một số chùa đền không được chụp ảnh, không được hút thuốc, không xả rác bừa bãi.... Nhưng đa số du khách Trung Quốc không để ý tới những quy định này, vẫn ngang nhiên vi phạm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’
-
5 ngôi chùa đẹp, linh thiêng gần Hà Nội, ai chưa đi hãy nên thử một lần
-
Nơi sở hữu hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam là điểm đến tiết kiệm nhất châu Á 2025
-
Về Phú Thọ đừng bỏ lỡ 5 điểm du lịch này dịp Giỗ Tổ Hùng Vương




-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?