Trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.
|
Trong những năm gần đây, hiện tượng thừa cân và béo phì ở trẻ em đã nổi lên như một vấn đề đặc biệt bức xúc của xã hội. Nhìn những đứa trẻ nặng nề, ục ịch…trông thật tội nghiệp vì điều trị cho trẻ hết béo phì là rất khó khăn và đôi khi không thể thành công. Vì vậy, phòng ngừa béo phì sẽ là việc làm mang đến lợi ích về nhiều mặt cho gia đình và xã hội.
Thực ra, trước khi trẻ bị béo phì luôn có những dấu hiệu rất cụ thể. Tuy nhiên, do không biết và đôi khi không chú ý nên những dấu hiệu này dễ bị bỏ qua. Những dấu hiệu cụ thể đó là:
- Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm: Nuôi con ai cũng thích con ăn nhanh, ăn nhiều và đòi ăn thêm…Có quá nhiều đứa trẻ mà cha mẹ dỗ dành kiểu gì cũng không chịu ăn nên nếu gặp trẻ đòi ăn thì hẳn nhiên là sẽ dễ dàng được đáp ứng. Phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Nhưng nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì bạn nên xem chừng, vì chiều hướng béo phì chắc chắn đã đến rất gần.
Ảnh minh họa
- Thích ăn những món ngọt, béo: Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, chè, sô-cô-la, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềm hay xúp nhiều nước béo…Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.
- Không chịu ăn rau: Hầu như trẻ nào không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.
- Thức khuya, ăn tối muộn: Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem tivi, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cần thêm một bữa ăn nữa. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho việc tạo mỡ dự trữ.
- Tăng cân nhiều mỗi tháng và liên tục: Tất cả những nguyên nhân gây béo phì nêu trên đưa đến kết quả là số cân nặng hằng tháng của trẻ đạt được nhiều hơn sự phát triển bình thường. Trẻ trên 1 tuổi thường tăng trung bình mỗi tháng khoảng 200 - 300 g. Nếu trẻ tăng trên 0,5 kg/tháng và giữ mức này trong nhiều tháng liên tục thì nguy cơ béo phì rất cao. Đường biểu diễn cân nặng của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng sẽ cao vọt lên dạng thẳng đứng là hình ảnh rõ rệt nhất về khả năng dư cân
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?