Biết tin chồng và anh chồng bị bắt tạm giam về tội giết người, Đỗ Thị Phương (tức Phường) hết sức lo lắng, chạy đôn đáo tìm quan hệ giúp người thân.
Các bị cáo tại tòa |
Thế nên vừa nghe người giới thiệu một người đủ tầm quan hệ rất rộng, có thể giúp chồng được tại ngoại, Phường không ngần ngại xách túi tiền lớn đi tìm vị cứu tinh...
Hy vọng lắm, ân hận nhiều
Cách đây khoảng 3 năm, khoảng tháng 6/2009, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều thông tin về vụ án hai anh em nhà Nguyễn Tiến Chung (Chung Linh Hột) và Nguyễn Tiến Phương (Phương Linh Hột) bị cơ quan CSĐT công an tỉnh Quảng Ninh bắt tạm giam về tội giết người.
Cũng giống như tâm trạng buồn chán như nhiều người vợ có chồng phạm pháp bị bắt giam, Đỗ Thị Phường (SN 1971, vợ Nguyễn Tiến Chung trú tại thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) lúc nào cũng bất an, lo lắng cho số phận hai người thân của gia đình sẽ không biết rồi đi đến đâu. Nghe dư luận đồn thổi, giết người mạng đền mạng, Phường lại càng sầu não, tìm đủ mọi cách để cứu chồng và anh chồng thoát khỏi vòng lao lý.
Thông qua cô em chồng Nguyễn Thị Hằng, Phường tiếp xúc với Phó Tổng giám đốc tập đoàn Nam Cường Phạm Trọng Du (SN 1952). Vì là chỗ người quen giới thiệu, Du nhận lời giúp đỡ. Việc đầu tiên Du hướng dẫn gia đình Phường làm đơn xin bảo lãnh để cho bà Vũ Thị Hột (mẹ Chung và Phương) ký, gửi Tổng cục Cảnh sát - bộ Công an xin cho hai con trai bà được tại ngoại.
Vốn là một doanh nhân thành đạt, có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin báo chí, Phạm Trọng Du phát hiện vụ án Phương Linh Hột giết người rất nghiêm trọng, phức tạp nên điện thoại cho Hằng nói không giúp được nữa. Tuy nhiên, trước đó, Du đã nhận số tiền 600.000 USD từ tay Nguyễn Thị Hằng. Du đã trả lại cho Hằng hơn 9,1 tỷ đồng, đến khi bị bắt tạm giam, gia đình Du đã nộp nốt 1 tỷ đồng cho cơ quan điều tra (C45). Theo cơ quan công an, Hằng đưa cho Du 600.000 USD với mục đích lo "chạy" cho Chung và Phương được tại ngoại. Và ông Phó Tổng giám đốc này đã sử dụng 600.000 USD nói trên vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, Du nộp 300.000 USD vào Chi nhánh Tập đoàn Nam Cường tại Nam Định để trả nợ cho Tập đoàn Nam Cường, còn lại trả nợ cho Chi nhánh Nan Định do Du làm Giám đốc.
Các bị cáo tại phiên tòa
Quá thất vọng sau phi vụ "nhờ vả" Phạm Trọng Du giúp đỡ chồng và anh chồng chạy tội bất thành, cùng thời gian tháng 9/2009, Đỗ Thị Phương (Phường) có nhờ Phạm Anh Tuấn (SN 1974, ở Hải Dương) giới thiệu luật sư giỏi bào chữa cho chồng. Vốn là dân kinh doanh, khéo ăn nói, Tuấn lục lại các mối quan hệ xã giao trước đây và nhớ tới một người tên Mạc Văn Nam.
Trong lần giao tiếp gần đây với Tuấn, Tuấn "chém gió" với mọi người mình là "cán bộ tình báo quân đội". "Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn", Nam "tung đòn chém bão" nói mình làm ở bộ Tư pháp, có quen nhiều quan chức cấp cao, anh em với con một đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. Bằng khả năng ăn nói giảo hoạt, Nam khiến Tuấn vô cùng tin tưởng. Thế nên, gặp đúng dịp Phường nhờ vả giúp chồng thoát khỏi cảnh tù tội, Tuấn tìm đến Nam, coi Nam như vị cứu tinh.
Trong câu chuyện đầu lưỡi, Nam nói thẳng tưng với Tuấn: "Hai thằng này tội nặng lắm, sau này sẽ bị chặt đầu. Luật sư tao quen nhiều, nhưng không ăn thua. Nếu muốn thoát khỏi án tử hình thì phải chi nhiều, chơi đẹp mất hàng trăm ngàn đô la Mỹ". Tin lời Nam, Tuấn gọi điện cho Phường nói đã nhờ được người ưng ý (ám chỉ Nam). Do tin tưởng Tuấn, Phường đã đưa 500.000 USD cho Tuấn và Nam.
Đến ngày 26/8/2010, TAND tỉnh Quảng Ninh đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, Nguyễn Tiến Phương, Nguyễn Chung bị tuyên án tử hình. Lúc này đây, Phường mới biết Tuấn và Nam không giúp được gì cho gia đình mình nên đã đòi lại tiền. Phạm Anh Tuấn trả cho Phường 225.000 USD, còn Nam bùng số tiền 201.000 USD chạy án nói trên, bỏ trốn vào TP.Hồ Chí Minh ẩn nấp. Quá bức xúc, Phường thuê dân xã hội đen đe dọa Tuấn và sự việc vỡ lở.
Nước mắt người trong cuộc
Sáng ngày 13/8, 4 bị cáo: Đỗ Thị Phương, Mạc Văn Nam, Nguyễn Trọng Du, Phạm Anh Tuấn bị truy tố ra trước vành móng ngựa TAND TP.Hà Nội về các tội: Đưa hối lộ, môi giới hối lộ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phòng xét xử chật kín người tham dự.
Trong quá trình tranh tụng, bị cáo Phường đã khóc rất nhiều và cho rằng mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo tinh vi do Tuấn và Nam dàn dựng lên. "Khi chồng bị bắt, tôi rất hoang mang, chỉ mong tìm được luật sư giỏi và xin được chồng ra tại ngoại, vì ngày tết cổ truyền đang đến gần. Chính vì vậy tôi đã nhờ Tuấn giúp đỡ và đưa 500.000 USD cho anh ta", bị cáo Phường nói trong nước mắt.
Giọng người đàn bà này như van xin: "Đến bây giờ, pháp luật kết tội tôi, tôi xin tòa xem xét, giảm nhẹ tội cho tôi, những đứa con nhỏ ở nhà cần tôi chăm sóc". Tòa hỏi: "Tại sao bị cáo lại tin tưởng nhờ bị cáo Tuấn chạy án cho chồng và anh chồng?". Bị cáo Phường quay xuống chỉ tay về phía bị cáo Tuấn, phân trần: "Tuấn giới thiệu làm ở Văn phòng Chủ tịch nước, có quan hệ rộng rãi với nhiều quan chức lớn. Anh ta còn quả quyết nếu tôi nói sớm trước khi chồng tôi bị bắt thì sẽ lấy uy tín của mình đứng ra bảo lãnh cho được tại ngoại. Vì thế khi Tuấn nói, tôi tin ngay".
Ngoài ra, bị cáo Phường khẳng định mình không trực tiếp đưa tiền cho Du "chạy án" cho chồng và anh chồng. Số tiền 600.000 USD Du nhận từ tay cô em chồng Nguyễn Thị Hằng.
Tòa quay sang hỏi bị cáo Du: "Bị cáo gặp Phường mấy lần?"- Bị cáo trả lời: "Một, hai lần gì đó". "Hai bên có trao đổi gì không?", vị chủ toạ hỏi tiếp - Du đáp: "Không trao đổi gì cả. Bị cáo vay Hằng 600.000 USD không tính lãi suất để kinh doanh, chứ không phải là tiền chạy án". Nghe xong câu trả lời của Du, vị chủ tọa lớn tiếng: "Bị cáo khai thế có nghe được không? Chẳng ai tốt đến mức cho bị cáo vay 600.000 USD vô thời hạn, không tính lãi suất, sau đó lại bỏ trốn (ý nói Hằng đang bỏ trốn sự truy bắt của công an - PV)". "Cái đó bị cáo hoàn toàn không hiểu, bị cáo vay tiền vào mục đích kinh doanh", Nguyễn Trọng Du ngoan cố đáp. Vị chủ tọa tiếp lời: "Đấy là bị cáo cố tình không hiểu, không có ai lại cho vay tiền kiểu như vậy cả. Những người có khoản tiền chục tỷ thường là những người thông minh, họ sẽ không làm như vậy".
Sự chú ý của mọi người đổ dồn về phía bị cáo Phạm Anh Tuấn khi người đàn ông này kể lại chuyện bị Nam lừa ra sao: "Nam nói với tôi anh ta là anh em kết nghĩa với con trai một quan chức cấp cao của Nhà nước, bố Nam có quan hệ với nhiều quan chức. Bản thân Nam còn khoe đã "nhúng tay" vào vụ vũ trường NewCentury và đã "cứu" ông chủ vũ trường đó thoát nạn?! Bị cáo tin lời Nam nói nên mới giới thiệu cho gặp Phường". Tòa vặn hỏi: "Có phải bị cáo khoe mối quan hệ rộng của Nam nhằm mục đích để bị cáo Phường tin tưởng phải không?"- "Đúng", bị cáo Tuấn trả lời giọng nhát gừng.
Không giống như lúc ăn uống chén thù chén tạc, bị cáo Mạc Văn Nam phủ nhận chuyện mình nói làm ở bộ Tư pháp với Tuấn. Bị cáo này giải thích mình chỉ giới thiệu với Tuấn là học ở Học viện Tư pháp ở TP.Hồ Chí Minh (lớp đào tạo luật sư). Khác với 3 bị cáo nói trên, trong suốt quá trình xét xử, bị cáo Nam luôn cúi đầu nhận tội với một thái đội thành khẩn…
Hoãn để điều tra bổ sung
Vụ án kéo dài đến cuối buổi chiều cùng ngày, phía luật sư bảo vệ cho bị cáo Đỗ Thị Phương nêu ý kiến nhấn mạnh các bị cáo bị truy tố tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ, thế nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chưa xác định được người nhận hối lộ. Do vậy, không thể buộc tội các bị cáo như cáo trạng truy tố. Để tránh xét xử oan sai, HĐXX quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%