Hứa hẹn giúp Chung và Phương 'chạy án' để được tại ngoại và nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng nhưng cuối cùng hai bị cáo Chung và Phương vẫn không thoát khỏi án tử.
Các bị cáo tại tòa |
Liên quan tới vụ án “Giết người” nghiêm trọng tại Móng Cái, Quảng Ninh mà thủ phạm chính là hai an hem ruột Nguyễn Tiến Phương và Nguyễn Tiến Chung (SN 1962, ngụ tại đường Hữu Nghị, Hòa Lạc, Móng Cái, Quảng Ninh), đã bị TAND Tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt tử hình vào ngày 26/8/2010. Xoay quanh việc Đỗ Thị Phương (tức Phường, SN 1971, vợ của Chung, ngụ cùng địa chỉ trên) đưa hối lộ để ‘chạy án’ cho chồng và em chồng thoát khỏi án tử hình, hôm qua 13/8, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm môi giới hối lộ” và “Đưa hối lộ” đối với các bị can Mạc Văn Nam (SN 1965, ngụ tại Tổ 42, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), Phạm Anh Tuấn (SN 1974, Hải Dương), Phạm Trọng Du (Sn 1952, ngụ tại Khu A1, Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định) (về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm môi giới hối lộ”) và Đỗ Thị Phương (về tội đưa hối lộ).
Các bị can bị truy tố như sau: Vào khoảng tháng 6/20009, em gái Phương và Chung là Nguyễn Thị Hằng thông qua một số người bạn trong giới làm ăn và quen biết Phạm Trọng Du (lúc này đang giữ chức vụ Phó tổng GĐ của Tập đoàn Nam Cường). Sau đó đến tháng 9/20009, Hằng cùng Phường (tức Phương vợ Chung) tới gặp Du để nhờ Du giúp lo ‘chạy án’ cho Chung và Phương thoát án tử hình và được tại ngoại, Du liền đồng ý. Sau đó Du đã nhận từ Hằng 600.000 USD (tức hơn 10 tỷ đồng) và hướng dẫn Hằng viết đơn xin bão lãnh để cho mẹ của Chung và Phương ký gửi lên Tổng cục cảnh sát – Bộ công An xin cho Chung và Phương tại ngoại.
Tuy nhiên sau đó Du biết được vụ án quá nghiêm trọng nên gọi điện cho Hằng nói là không giúp được, số tiền Hằng đưa đã sử dụng hết vào việc trả nợ cho Tập đoàn Nam Cường, bao giờ có Du sẽ trả lại cho Hằng sau.
Lần lượt sau đó Du đã gửi trả lại Hằng 9 tỷ đồng, còn hơn 1 tỷ đồng nữa mãi đến khi bị bắt tạm giữ, Du mới gọi điện cho gia đình mang tới gửi cho cơ quan điều tra.
Sau khi Du không giúp ‘chạy án’ được, Hằng và Phường lại tiếp tục nhờ đến Phạm Anh Tuấn, Tuấn nói có mối quan hệ rộng nên có thể giúp được. Tuấn thông qua Mạc Văn Nam trong một lần quen biết ở Nam Định, Nam giới thiệu đã từng làm đại diện phía Nam của Bộ Tư pháp. Nam giới thiệu hiện tại đang làm cho Cục tình báo Quân đội ở Lý Nam Đế. Sau khi Tuấn kể về vụ án nêu trên với mong muốn nhờ Nam giúp ‘chạy án’, Nam liền nhận lời và nói cần tiền để về gặp tất cả các lãnh đạo của Tỉnh. Tin lời Nam, Tuấn đưa xe ô tô của mình cho Nam đi và gọi điện cho Phường nói cần 500.000 USD để nhờ Nam lo việc. Hằng và Phường liền tin lời và đưa cho Tuấn 500.000 USD, Tuấn liền đưa cho Nam 350.000 USD.
Nam ‘hứa hẹn’ là chạy được án và phát sinh thêm nhiều khoản tiền như chi phí đi lại, quà cáp cho lãnh đạo, xăng xe lên tới hơn 1 tỷ đồng. Những lần đó Hằng đưa cho Nam và không có giấy tờ biên nhận.
Đến ngày 26/8/2010, TAND tỉnh Quảng Ninh đưa vụ án Nguyễn Tiến Phương và Nguyễn Tiến Chung ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 2 bị cáo án tử hình. Lúc này, Phường và Hằng mới “ngớ người” ra mình bị lừa và những người đã nhận tiền giúp “chạy án” không giúp được nhưng cũng không trả lại tiền mà chiếm đoạt toàn bộ số tiền nêu trên.
Tại phiên tòa hôm qua 13/8, bị cáo Phường một mực nói rằng mình không hề đưa tiền cho Du, toàn bộ 600.000 USD là bị cáo cho Hằng vay để làm ăn. Khi vị chủ tọa hỏi thế sao tại cơ quan điều tra bị cáo khai là đã đưa số tiền trên cho Du thì Phường trả lời “lúc bị tạm giữ, bị cáo hoảng loạn quá nên khai không chính xác…”.
Về phía bị cáo Du, Du khai rằng trong quá trình làm ăn gặp khó khăn đã hỏi vay mượn tiền của một người bạn ở Quảng Ninh, sau đó người này giới thiệu cho Du một doanh nghiệp thân thiết ở Quảng Ninh đang có nhu cầu kinh doanh bất động sản ở Hà Nội (chính là Hằng). Sau đó doanh nghiệp này đã cho Du vay 600.000 USD lãi suất 0% và không kỳ hạn.
Bị cáo Nam khai nhận “Bị cáo không ‘chạy án’ mà bị cáo nói là chỉ giúp Chung và Phương được tại ngoại và không yêu cầu nhận số tiền như đã nêu trên, bị cáo không giới thiệu làm ở Bộ tư pháp…”.
Còn bị cáo Tuấn: “Nam giới thiệu làm ở Bộ tư pháp và là đại diện của khu vực phía Nam, Nam còn nói có mối quan hệ rộng với con, cháu của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà Nước… nên bị cáo tin tưởng Nam tuyệt đối”.
Khép lại một ngày xử án, HĐXX xét thấy lời khai của các bị cáo thiếu trung thực, xuất hiện thêm một số tình tiết mới. Kết thúc phiên xử chiều qua, HĐXX đã cho hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%