Với quyết tâm truy bắt bằng được kẻ giết người, sau 29 năm các trinh sát Phòng Cảnh sát truy nã (PC52) Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ Trịnh Xuân Yên khi đối tượng đang sống cùng vợ con tại quận 7 (TP.Hồ Chí Minh) với một lai lịch khác.
29 năm truy tìm kẻ giết người |
Vào tháng 2/1986, tại thị trấn Long Hải (huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai, nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã xảy ra vụ án giết người, cướp tài sản gây chấn động dư luận địa phương. Hung thủ Trịnh Xuân Yên sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Không manh mối
Thời điểm đó, lực lượng cảnh sát hình sự (trước là PC14, nay là PC45) Công an tỉnh đã vào cuộc điều tra. Theo nhận định của tổ phá án, sau khi gây án, có thể Yên đã tìm đến nhà người quen ở các địa phương, như: huyện Xuân Lộc, TP.Biên Hòa và tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, những cuộc tìm kiếm của trinh sát tại các địa phương này đều không có kết quả.
Khoảng một năm sau đó, trinh sát lại nhận được thông tin Yên đến sống với người chị gái tên N. tại Nông trường cao su Phú Riềng (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Thông tin này nhanh chóng được kiểm chứng, nhưng vẫn không đem lại kết quả.
Quyết định truy nã đối với Trịnh Xuân Yên
Hơn một năm truy tìm không có manh mối, hồ sơ vụ án đã tạm gác lại.
Hàng năm, trinh sát phụ trách công tác tầm nã vẫn rà soát tất cả đầu mối liên quan đến vụ án và đối tượng, nhưng qua nhiều năm thông tin về tên giết người gây chấn động ở thị trấn Long Hải vẫn biệt tăm.
Mười năm tầm nã không mang lại kết quả, ngày 10/7/1996, PC14 Công an tỉnh đã quyết định thành lập chuyên án để truy bắt Yên.
“Sau khi xác lập chuyên án, các trinh sát được tăng cường vào cuộc truy tìm manh mối về Yên. Các mối quan hệ cũ của đối tượng được khơi lại, một số thông tin mới cũng được củng cố nhưng tung tích của Yên vẫn chưa thể xác định” - một cán bộ trinh sát cho biết.
Lật lại hồ sơ vụ án
Vụ án rơi vào bế tắc. Đầu năm 1998, ban chuyên án bất ngờ nhận được cuộc gọi từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết Yên vừa bị Công an tỉnh Tây Ninh tạm giữ vì liên quan đến một vụ buôn lậu.
Nhưng khi đến Tây Ninh, trinh sát được biết Yên đã được thả vì hết thời gian tạm giữ mà không có cơ sở kết tội. Quá tiếc nuối, nhưng tổ trinh sát đành phải ra về.
“Liên tục nhiều năm sau đó, thông tin về Yên hoàn toàn mù tịt. Một sự “mất tích” khó lý giải về hành tung của đối tượng. Hàng chục năm sau đó đã trôi qua trong im lặng, vụ án dần đi vào quên lãng” - một cán bộ trinh sát chia sẻ.
Khoảng cuối năm 2012, các trinh sát thuộc PC52 đã xin ý kiến lãnh đạo lật lại hồ sơ vụ án một lần nữa để truy tìm kẻ giết người hàng chục năm về trước.
Đến thời điểm này, qua nghiên cứu tất cả thông tin thu thập được, các trinh sát PC52 nhận định có thể Yên chỉ sống tại tỉnh Tây Ninh hoặc TP.Hồ Chí Minh. Do đó, liên tục nhiều tháng, trinh sát thường xuyên có mặt tại 2 địa phương này để lần tìm manh mối.
Và một ngày cuối tháng 1-2015, nguồn tin trinh sát cho biết Yên đang sống cùng gia đình tại KP.2, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.Hồ Chí Minh).
Ngày 23/1, Yên bất ngờ được Công an phường Phú Thuận mời lên làm việc. Tại đây, khi được hỏi về nhân thân, Yên đã trình ra tất cả các giấy tờ tùy thân mang tên Nguyễn Ngọc Rô (SN 1953, quê tỉnh Thanh Hóa).
“Ông Rô” còn bình thản trả lời các câu hỏi của trinh sát và cho rằng không dính líu đến vụ phạm pháp nào. Nhiều người có mặt lúc đó nghĩ các trinh sát PC52 Công an Đồng Nai đã "bắt" nhầm người.
Thế nhưng, sau khi đưa ra những chứng cứ rất thuyết phục, một cán bộ trinh sát nghiêm giọng gọi thẳng tên “Trịnh Xuân Yên” thì người đàn ông có tên Nguyễn Ngọc Rô tái mặt, người run lập cập rồi thừa nhận: “Tôi đã phạm tội” và theo chân trinh sát về Đồng Nai làm việc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn