10 cách ăn rau quả đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng
Thứ tư, 11/03/2015 09:16

Rau xanh và trái cây là một phần thiết yếu của cuộc sống nhưng để tận dụng được tối đa ích lợi của nó, cần phải biết cách ăn cho đúng, khoa học.

1. Rau chỉ nên ăn hết trong một bữa

Rau tươi không nên nấu quá nhiều trong một lần, nấu xong nên ăn ngay, ăn hết trong một bữa, không được hâm đi hâm lại nhiều lần.

Ngoài khoáng chất và vitamin, trong rau còn có rất nhiều nitrate và nitrite, đặc biệt là hẹ, rau cần, củ cải, rau diếp... Những loại rau này khi tươi và mới nấu chín, nitrate còn tồn tại ở hình thức ban đầu; nhưng khi để qua đêm hoặc hâm lại, nitrate có thể bị vi khuẩn tác động để hoàn nguyên thành nitrite.

ăn
Rau xanh và trái cây là một phần thiết yếu của cuộc sống.

Khi nitrite được hấp thu nhiều trong cơ thể, đi vào máu sẽ kết hợp với hemoglobin tạo thành methemoglobin, làm giảm chức năng mang ôxy, mất ôxy. Một đặc điểm nữa là, rau bị hâm nóng nhiều lần sẽ mất hết vitamin và lượng dinh dưỡng.

2. Trước khi xào rau nên để ráo hết nước

Sau khi rửa sạch, trước khi chế biến rau phải để ráo hết nước, nhất là loại rau ăn lá. Nếu rau còn nước cho vào chảo xào ngay trên lửa lớn, không những sẽ làm bắn dầu, mà còn khiến dưỡng chất trong rau tan trong nước làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và vị ngon của rau.

3. Không được ăn dưa muối khi chưa chín

Dưa muối khi chưa chín có chứa rất nhiều nitrite, khi vào cơ thể sẽ làm cho hồng cầu mất đi chức năng mang ôxy, dẫn đến toàn thân thiếu ôxy, xảy ra các triệu chứng tức ngực, thở gấp, mệt mỏi, tinh thần uể oải...

Ngoài ra chất nitrosamine có trong dưa muối chưa chín còn là chất gây ung thư.

4. Nên ăn rau để bổ sung vitamin C

Không ít người lầm tưởng rằng uống thuốc vitamin C cũng có hiệu quả giống như ăn thức ăn có vitamin C. Thực ra, vitamin C chứa trong thức ăn thiên nhiên không hoàn toàn giống với vitamin C tổng hợp nhân tạo.

Vitamin C tổng hợp nhân tạo là thuốc bào chế, hiệu quả kém xa vitamin C thiên nhiên. Ngoài ra, uống thuốc bào chế tổng hợp thường với liều lượng tương đối lớn, nếu uống trong thời gian dài sẽ tạo thành axit oxalic trong cơ thể, mà đây là nguy cơ tiềm năng mắc chứng sỏi thận.

Trái lại, vitamin C trong rau quả không làm cho axit oxalic trong cơ thể quá cao, nên không được dùng vitamin C tổng hợp thay cho rau quả.

Các loại thức ăn giàu vitamin C trong thiên nhiên gồm có táo tươi, cam quýt, sơn trà, cải đắng, ớt, tỏi, cà chua và rất nhiều loại rau quả khác. Ăn vừa phải chúng có thể thỏa mãn được nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày.

5. Người muốn giảm cân nên ăn trái cây trước khi ăn cơm

ăn
Lượng calo trong trái cây cao hơn trong rau, có thể thay thế một phần
thức ăn chính.

Lượng calo trong trái cây cao hơn trong rau, có thể thay thế một phần thức ăn chính. Mỗi ngày ăn 200-250g trái cây có thể cung cấp calo tương đương với 25g thức ăn chính. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều trái cây thường xuyên thì cũng dẫn đến tình trạng dư thừa calo dẫn đến béo phì.

Tốt nhất là ăn một ít trái cây hoặc uống một ít nước hoa quả khoảng 30 phút trước khi ăn cơm. Frutose trong trái cây có thể đáp ứng được nhu cầu calo của cơ thể, giảm nhu cầu ăn, đặc biệt là giảm rất nhiều nhu cầu về mỡ, có tác dụng ức chế sự thèm ăn. Như thế có thể phòng tránh hữu hiệu sự tích lũy mỡ, từ đó giảm cân.

6. Không được ăn trái cây cùng với hải sản

Các loại hải sản đều chứa rất nhiều protein và giàu các khoáng chất canxi, sắt... Nếu ăn cùng với các loại trái cây chứa nhiều axit tannic (như lựu, sơn trà, hồng, trám, nho, bưởi chua, chanh, mận, mơ chua...), không những sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein, mà còn dễ khiến canxi, sắt và axit tannic trong hải sản kết hợp thành một chất mới khó hấp thu.

Chất này có thể gây khó chịu đường ruột, nghiêm trọng thì buồn nôn, ói mửa, đau bụng... Do đó, những loại trái cây này không được ăn cùng hải sản, thông thường cách vài tiếng sau mới nên ăn.

7. Nên ăn cà chua sau bữa ăn

Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…

8. Không nên rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước

ăn
Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất
chất dinh dưỡng.

Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành Vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.

9. Nên chần sơ mướp đắng ( khổ qua) trước khi ăn

Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

10. Hạn chế ăn giá đỗ sống

Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'

Tag: suc khoe , cham soc suc khoe , an toan thuc pham , thuc pham an toan , dung thuc pham dung cach