Yếu tố nào tác động tới trọng lượng thai nhi?
Thứ năm, 26/04/2012 15:44

Tôi có nhận được đủ sắt, folate, canxi không? Đó có phải là thực phẩm an toàn? Đây là những câu hỏi khiến bạn phải suy nghĩ khi nói đến chuyện ăn uống trong thai kỳ.

Tuy nhiên, một cuốn sách mới đã khuyên các bà bầu nên lưu ý thêm việc giữ cho lượng glucose trong máu ở mức phù hợp.

Yếu tố nào tác động tới trọng lượng thai nhi?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, glucose trong thai kỳ là chất chủ yếu đối với sự phát triển của em bé và khi nó ở mức quá cao, em bé sẽ phát triển rất nhanh và chào đời với một cơ thể chứa quá nhiều chất béo. Chính vì vậy, ở đây không chỉ phụ thuộc vào việc ăn uống đủ chất mà còn là phương pháp giữ gìn trọng lượng và mức độ glucose lành mạnh.

Không chỉ phụ nữ bắt đầu mang thai mới bắt đầu tăng cân mà nhiều phụ nữ có con ở tuổi lớn hơn cũng vậy. Cùng với tuổi tác và tình trạng thiếu vận động, người lớn tuổi phải đối mặt với nguy cơ cao của sự suy giảm đề kháng insulin khiến cho việc giữ mức độ đường huyết trong tầm kiểm soát trở nên khó khăn hơn”.

Ảnh minh họa

Em bé sinh ra với trọng lượng lớn và tình trạng béo phì khi còn nhỏ đã tăng nhiều tại hầu hết các nước công nghiệp và có bằng chứng rằng điều này có thể bắt đầu từ trong bụng mẹ. Mặc dù, cân nặng của phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến kích thước của em bé, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn tin rằng việc áp dụng chế độ ăn uống có chỉ số Glycemic cao với quá nhiều carbohydrate được tiêu hóa nhanh như bánh mì trắng, ngũ cốc, bánh quy giòn và hầu hết các loại gạo có thể là một yếu tố khác vì chúng làm tăng cao lượng glucose trong máu.

Chúng ta thường nghĩ rằng đường huyết trong máu không có gì rắc rối trừ khi mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc tăng cân quá mức và lối sống ít vận động làm cho chỉ số này chạm đến những mức quá cao, kể cả phụ nữ mang thai. Điều này có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ, dạng thức ngày càng phổ biến của bệnh tiểu đường xuất hiện trong thai kỳ và biến mất sau khi sinh.

Thế nhưng, mặc dù bệnh tiểu đường thai kỳ đã hết nhưng nó vẫn là một dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn với sức đề kháng insulin làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường Type 2 và sẽ không hết hẳn nếu không lưu ý thường xuyên.

Có rất nhiều hạn chế trong thai kỳ, đặc biệt là những hạn chế trong chế độ ăn uống. Tới một thời điểm nào đó, các bà bầu sẽ bị ốm nghén, thèm ăn một số thứ nhất định và cảm thấy mệt mỏi. Tất cả những thay đổi đó đều có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của họ. Ngoài ra, nhiều phụ nữ mang thai không nhận ra tầm quan trọng của trọng lượng và lượng glucose trong máu.

Kỳ thai nghén suôn sẻ không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống mà việc tập thể dục cũng giúp tăng cường mức độ glucose hợp lý trong máu. Thêm nữa, khi thai phụ vẫn duy trì hoạt động thể chất trong thời kỳ mang bầu, em bé của họ khi sinh ra ít có khả năng mang theo lượng mỡ dư thừa hoặc bị thừa cân lúc nhỏ.

Mặc dù vậy, áp lực tại nơi làm việc có thể phá hỏng những dự định tập thể dục của các bà bầu. Nhiều phụ nữ vẫn đi làm trong thai kỳ và thường cảm thấy khó khăn để lên kế hoạch tập thể dục, đặc biệt là vào cuối ngày khi họ đã cảm thấy mệt mỏi và đặc biệt là trong những tháng cuối.

Tuy nhiên, chị em không cần thiết phải bỏ ra hàng giờ tại phòng tập thể dục. Các bạn có thể kết hợp đi bộ vào giờ ăn trưa hay vào buổi sáng hoặc buổi tối và ra khỏi bàn làm việc để giải lao thường xuyên hơn.

VTV
Tag: Mang thai , Trọng lượng thai nhi , Thực phẩm an toàn khi mang bầu , Bệnh tiểu đường khi mang bầu , Mang thai , Sức khỏe thai nhi , Mẹ và bé