Luật sư Trần Đình Triển cho biết vừa có buổi làm việc với bị cáo Dương Chí Dũng ngay trước phiên phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Dương Chí Dũng tại phiên xử Dương Tự Trọng |
Được biết, ông Triển là một trong ba luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên phúc thẩm dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày, từ 22 – 23/4. Theo luật sư Triển, để chuẩn bị cho phiên phúc thẩm, sáng ngày 21/4, ông đã có buổi làm việc với Dương Chí Dũng tại trại giam. Luật sư Triển cho biết, bị cáo Dương Chí Dũng đã có đơn nhận tội và xin khắc phục hậu quả để được giảm nhẹ hình phạt.
Trong đơn, bị cáo Dương Chí Dũng trình bày nhiều tình tiết được xem là giúp giảm nhẹ mức án phạt, như: bản thân là một cán bộ sinh ra trong một gia đình có nhiều công với Đảng và Nhà nước, có huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Trên cương vị là Chủ tịch HĐTV của Vinalines, nên khi xảy ra vụ mua ụ nổi 83M này là có lỗi của bị cáo Dương Chí Dũng. Ngoài ra, bị cáo Dũng cũng nhận tội “Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, dẫn đến việc mua ụ nổi cộng và chi phí sửa chữa lớn.
Vẫn theo luật sư Triển, còn về tội danh “Tham ô tài sản” khi được đối tác nước ngoài “lại quả” 1,66 triệu USD (khoảng 28 tỉ đồng), bị cáo Dương Chí Dũng nói không biết gì và cũng nói không nhận một đồng nào trong vụ việc này.
Liên quan tới vụ án “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý” xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), gia đình bị cáo Mai Văn Phúc đã tới Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội nộp 3,5 tỉ đồng tiền khắc phục, còn gia đình Dương Chí Dũng nộp 4,7 tỉ đồng.
Cũng trong ngày 21/4, trao đổi với PV, luật sư Triển cho biết, trước khi vào trại giam làm việc với Dương Chí Dũng, ông này đã có chuyến đi dài ngày tại Singapore nhằm thu thập thêm chứng cứ liên quan tới vụ án.
Cụ thể, trong chuyến đi này luật sư Triển đã gặp ông Goh Hoon Seow – Giám đốc điều hành Công ty Addpower Pte Ltd (doanh nghiệp bán chiếc ụ nổi 83M cho Vinalines) để làm rõ về khoản tiền “lại quả” 1,66 triệu USD. Theo đó, ông Goh khẳng định việc thương thảo mua ụ nổi được tiến hành giữa ông này và các cán bộ Vinalines.
Trong số này, ông Trần Hải Sơn – nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, là người đứng đầu. Ông Goh cũng cho biết mình chưa từng trao đổi, làm việc với Dương Chí Dũng.
Luật sư Triển cho biết thêm, còn nhiều tình tiết cũng như chứng cứ mới sẽ được ông công bố tại phiên phúc thẩm.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Còn Mai Văn Phúc – nguyên Tổng giám đốc Vinalines cũng lĩnh mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?