Bộ trang phục của hoa hậu Đại dương Đặng Thu Thảo mang đến cuộc thi Hoa hậu Quốc tế Nhật Bản 2014 có trị giá lên đến 5 tỉ đồng.
Xôn xao áo dài Việt Nam 5 tỉ đồng tại cuộc thi hoa hậu quốc tế |
Với số tiền khủng, bộ trang phục này khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ về giá trị của nó. Một số người cho rằng, đây là lời thổi phồng quá đáng. Thực hư về giá trị của bộ trang phục đang là điều được nhiều người quan tâm.
Áo dài Việt Nam lọt top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất
Vừa qua, hoa hậu Đại dương Đặng Thu Thảo tham dự cuộc thi Miss International 2014 tại Nhật Bản. Dù không đoạt giải cao nhất, nhưng đại diện Việt Nam cũng chiếm nhiều cảm tình của khán giả, cũng như ban tổ chức cuộc thi năm nay. Trong đó, bộ trang phục truyền thống mà Thu Thảo đem đến cuộc thi gây nhiều sự chú ý. Ngay cả ở trong nước, bộ trang phục này cũng khiến dư luận một phen dậy sóng vì thông tin nó có giá trị lên đến 5 tỉ đồng.
Chiếc áo dài 5 tỉ đồng của hoa hậu Đại dương Đặng Thu Thảo.
Giá trị của chiếc áo cũng khiến nhiều người kinh ngạc. Dường như, chiếc áo này được xem là đắt nhất trong tất cả trang phục dự thi hoa hậu quốc tế. Chia sẻ về bộ trang phục, hoa hậu Đại dương Thu Thảo cho biết: "Khi tôi khoác lên mình trang phục này, một số bạn bè quốc tế nhìn thấy đã rất ấn tượng. Các phóng viên Thái Lan, Nhật Bản có hỏi tôi giá trị của bộ trang phục. Đây là bộ trang phục được người Nhật Bản ấn tượng, bởi họ thích màu đỏ, trắng. Một số các thí sinh khác thi hoa hậu quốc tế cũng tỏ ra thích thú, họ xin tôi cho mặc thử để chụp hình. Gần như tất cả mọi người có mặt trong cuộc thi đều ấn tượng với trang phục truyền thống Việt Nam này".
Nói về cơ duyên với chiếc áo dài của nhà thiết kế Võ Việt Chung, hoa hậu Đại dương Đặng Thu Thảo cho biết: "Khi biết tin tham dự cuộc thi Hoa hậu Quốc tế tại Nhật Bản năm 2014, thời gian chuẩn bị của Thảo khá gấp, chỉ có hai tuần, trong khi đó, Thảo lại vướng lịch quay phim, thế nên để sắp xếp mọi công việc chỉ có vỏn vẹn hai ngày. Lúc này thời gian gấp gáp, Thảo được biết nhà thiết kế Võ Việt Chung có chuẩn bị một bộ trang phục dành cho hoa hậu Đại dương sắp tới tổ chức ở Việt Nam. Biết Thảo chưa có trang phục nên anh Chung hỗ trợ. Khi thử bộ trang phục này, Thảo thấy hợp với gương mặt và vóc dáng".
Bộ trang phục truyền thống do nhà thiết kế Võ Việt Chung sáng tạo mang tên Báu vật đại dương. Được thiết kế với màu chủ đạo là màu trắng ngọc trai, kết hợp với phần áo rời khoác ngoài được kết từ kim cương nhân tạo, ngọc trai và đá swarovski, các ren trên thân áo được sắp xếp tinh xảo từ tạo hình của những cành san hô dưới biển. Trên trang Missosology, bộ trang phục của hoa hậu Đại dương Đặng Thu Thảo được xếp ở vị trị thứ tám, trong top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất.
Thu Thảo "lộng lẫy như nữ hoàng trong đêm trình diễn".
Tuy nhiên, chỉ đến khi cuộc thi kết thúc thì số tiền mà nhà thiết kế Võ Việt Chung đưa ra được "soi" khá kỹ. Với số tiền lên đến 5 tỉ đồng cho một chiếc áo, nhiều ý kiến cho rằng, nhà thiết kế Võ Việt Chung đang thổi phồng giá trị của nó, bởi giá trị thực không đến con số quá khủng này. Tuy nhiên, nhà thiết kế Võ Việt Chung khẳng định, chiếc áo dài của anh trị giá 5 tỉ đồng là có cơ sở: "Đây là chiếc áo dài tôi mất hơn 9 tháng trời thực hiện. Sản phẩm được làm bằng tay và hoàn thành bởi 15 nghệ nhân có tay nghề cao. Ngoài ra, về phần vật liệu chúng tôi chọn lựa một số lượng lớn ngọc trai, đá quý, kim cương nhân tạo... để sử dụng làm chất liệu cho trang phục".
Tinh xảo hơn để tỏa sáng
So với các nước, nền công nghiệp thời trang của Việt Nam phát triển chưa cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự thay đổi và phát triển của thời trang Việt Nam cũng đang nâng lên từng bước. Tại một số cuộc thi nhan sắc quốc tế, các bộ trang phục mà người đẹp Việt mang ra dự thi cũng khá... hoành tráng. Cách đây không lâu, bộ trang phục của người đẹp Cao Thùy Linh, tham dự cuộc thi nhan sắc ở Thái Lan dành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất.
Tại cuộc thi Miss Universe 2013, Trương Thị May gây ấn tượng bởi bộ Quốc phục lấy ý tưởng từ hoa sen và họa tiết hoa sen cổ. Mang vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch và đậm chất hoàng gia, bộ Quốc phục của Trương Thị May được trang web Missosology đánh giá cao. Bộ trang phục này xếp thứ tư trong top 10 trang phục đẹp nhất. Hay tại cuộc thi quốc tế 2011, người đẹp Trương Tri Trúc Diễm gây chú ý với giới truyền thông bởi bộ trang phục lấy ý tưởng từ mẹ âu Cơ. Hay người đẹp Chung Thục Quyên cũng gây ấn tượng với bộ Quốc phục đặc trưng của người dân Bắc Bộ với áo dài tứ thân, nón lá trong cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2009. Trên thân áo họa tiết rồng được thêu tay tinh xảo, đính đá pha lê giúp cho áo lộng lẫy. Toàn bộ sản phẩm được thiết kế trên chất liệu lụa tơ tằm giúp trang phục bay bổng hơn. Với trang phục này, Chung Thục Quyên cũng giành giải Trang phục truyền thống đẹp nhất.
Với lịch sử đã có một số trang phục Việt được lọt vào top những trang phục truyền thống đoạt giải, thì tại Nhật Bản lần này, trang phục trị giá 5 tỉ đồng lọt top 10 cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, một nhà thiết kế (xin được giấu tên) chia sẻ:
"Một bộ trang phục có giá cao chưa hẳn là một bộ trang phục đẹp. Thiết kế này khá đơn giản, lại thiếu sự tinh xảo cần thiết để tham gia tại một cuộc thi nhan sắc. Nếu so sánh với trang phục của các quốc gia khác có thể thấy rõ sự khác biệt. Bộ trang phục của Indonesia khá cầu kỳ, lạ mắt, với các đường nét sắp đặt gây hiệu ứng cho người nhìn. Trong khi đó, trang phục của Việt Nam có giá khá cao, nhưng lại kém thu hút. Dù có rất nhiều kim cương nhân tạo, ngọc trai nhưng bộ trang phục không tạo ra sự đẳng cấp bởi các chi tiết rườm rà, màu sắc đơn điệu, không bắt mắt. Tại cuộc thi này, các trang phục đầu tư cho hoa hậu tham dự đều có thời gian chuẩn bị từ 1-2 năm với các ý tưởng sáng tạo được chăm chút rất kỹ lưỡng. Trong khi đó, tại Việt Nam, một số sản phẩm còn làm theo kiểu mì ăn liền, thiếu tính sáng tạo. Vì vậy, một số sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên khắt khe quá, bởi việc lot vào top 10 cũng là một điều đáng khích lệ".
Nói về việc một số trang phục của Việt Nam chưa làm nên kỳ tích tại cuộc thi quốc tế, nhà thiết kế Minh Châu cho rằng: "Ở mỗi một cuộc thi, cách chấm của ban giám khảo đều khác nhau. Tuy nhiên, tôi nghĩ, để một bộ trang phục tỏa sáng thì nó phải mang tính đặc trưng của dân tộc, gây ấn tượng mạnh với người nhìn. Việc một trang phục Việt Nam lọt vào top 10 theo tôi cũng là niềm vui rồi. Và trong những năm tiếp theo, biết đâu chúng ta sẽ làm nên những điều tốt hơn. Để đoạt được các giải cao trong cuộc thi quốc tế, tôi nghĩ chúng ta cần một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo hơn".
Xem thêm: Trực tiếp Chung kết Hoa hậu Quốc tế 2017: Thùy Dung có làm nên chuyện khi phải đối mặt với toàn đối thủ nặng ký?
Giá trị còn nằm ở thương hiệu Bộ trang phục của nhà thiết kế Võ Việt Chung được đưa ra với giá khiến nhiều người... choáng. Tuy nhiên, theo nhà thiết kế này, đó là điều phù hợp. Đây không phải là cái giá anh tự đưa ra, mà dựa trên sự thẩm định của một số chuyên gia trong ngành thời trang. Trong đó, giá trị về thương hiệu và tên tuổi là một yếu tố khiến bộ trang phục của Võ Việt Chung có giá thành khá đắt. Bên cạnh đó, việc làm thủ công và công sức của ekip làm việc trong thời gian suốt 9 tháng trời cũng tôn chiếc áo thêm phần giá trị. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Quách Tuấn Du lên tiếng về tin đồn qua đời vì tai nạn
- Vượt Tom Cruise, chàng trai trẻ trở thành người đàn ông đẹp nhất thế giới năm 2024
- Diệp Lâm Anh đăng đàn kể chuyện cho vay cả tỷ, Đàm Thu Trang bình luận gây chú ý
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?