Đến 16 giờ ngày 31/10, công tác cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ chìm tàu Hoàng Phúc 18 vẫn đang được tiến hành khẩn trương.
|
Đến 16 giờ ngày 31/10, công tác cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ chìm tàu Hoàng Phúc 18 vẫn đang được tiến hành khẩn trương. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết ở khu vực này đang ngày càng xấu đi, gió to, sóng lớn nên công tác tìm kiếm cứu hộ gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Lực lượng chức năng hiện đã xác định được danh sách thuyền viên.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (áo xanh)
đến hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn
những người còn mất tích. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Lê Ngọc Hùng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Công tác triển khai cứu hộ đang được triển khai theo phương châm 4 tại chỗ. Hiện công tác tìm kiếm đã được mở rộng, đồng thời đã thuê một công ty chuyên về cắt hàn đến hiện trường để phá lớp vỏ tàu để lực lượng tìm kiếm vào bên trong.
Theo Đại tá Lê Ngọc Hùng, các lực lượng đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích bằng mọi cách và triển khai lưc lượng tìm kiếm trong phạm vi 2 hải lý. Trong chiều 31/10, nếu không tìm thấy các nạn nhân, vào ngày mai 1/11 có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm lên 5 hải lý về phía Tây Nam (khu vực giáp ranh với Bến Tre và Tiền Giang).
Thuyền viên Trần Minh Sang, một trong 13 nạn nhân được cứu sống,
trả lời phỏng vấn của phóng viên tại Đồn Biên phòng Long Hòa, huyện
Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, ô ng Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đã chỉ đạo các lực lượng để tham gia tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân trong vụ chìm tàu. Nhiều tàu cá của ngư dân cũng đã được huy động, tích cực tham gia tìm kiếm, cứu hộ. Hiện các lực lượng đã cứu được 13 trong tổng số 17 người trên chiếc tàu bị nạn.
Danh sách thuyền viên trong vụ tai nạn cũng đã được các lực lượng chức năng xác định.
Theo đó, những người được cứu sống gồm:
1. Nguyễn Hồng Sơn (quê Nam Định, thuyền trưởng tàu)
2. Trần Văn Hương (quê Bà Rịa – Vũng Tàu, máy trưởng)
3. Đỗ Văn Mạnh (quê Nam Định, thuyền viên)
4. Lý Công Cường (quê Thanh Hóa, thuyền viên)
5. Nguyễn Đức Kỳ (quê Đồng Tháp, thuyền viên)
6. Võ Công Hùng (quê Hà Tĩnh, thuyền viên)
7. Hồ Hoài Nam (quê Khánh Hòa, thợ máy)
8. Nguyễn Văn Hải (quê Ninh Bình, thợ máy)
9. Nguyễn Thanh Bình (quê Khánh Hòa, thợ máy)
10. Đinh Văn Chương (quê Nam Định, thợ máy)
11. Trần Minh Sang (quê Khánh Hòa, thủy thủ)
12. Hoàng Văn Biên (quê Hà Tĩnh, thợ máy)
13. Nguyễn Trung Tường (quê Hà Tĩnh, thuyền viên được cứu lúc 11 giờ 30)
4 nạn nhân còn mất tích:
1. Phan Anh Tuấn (quê Hà Tĩnh, chủ tàu)
2. Nguyễn Văn Sa (quê Khánh Hòa, thuyền viên)
3. Nạn nhân nam, tên Hải, chưa xác định được họ (quê Kiên Giang, thuyền viên)
4. Nạn nhân nam tên Quãng, chưa xác định được họ (quê Ninh Bình, thuyền viên)
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Ai là người có lương hưu cao nhất Việt Nam? Con số 'khủng' đến mức nào mà khiến nhiều người giật mình
- Đấu giá biển số vừa diễn ra, đắt nhất ở tỉnh thành nào?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM