Vụ nước ngọt Tân Hiệp Phát có ruồi: Chai nước có dấu vết biến dạng
Chủ nhật, 08/02/2015 08:35

Ngày 7-2, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã có kết luận giám định vụ chai nước Number one bằng nhựa của Công ty Tân Hiệp Phát do cơ quan CSĐT công an tỉnh Tiền Giang trưng cầu giám định.

Vụ nước ngọt Tân Hiệp Phát có ruồi: Chai nước có dấu vết biến dạng

Vụ nước ngọt Tân Hiệp Phát có ruồi: Chai nước có dấu vết biến dạng

Kết luận của Viện Khoa học hình sự về chai nước Number one có ruồi

Theo đó, kết luận của Viện Khoa học hình sự như sau: “Phát hiện thấy dấu vết biến dạng nắp chai nước nhãn hiệu Number 1 gửi giám định, dấu vết có chiều từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài hình thành do công cụ sắc nhọn tạo ra. Mực nước trong chai gửi giám định thấp hơn mực nước trong chai gửi làm mẫu so sánh. Các dị vật bên trong chai nước nêu trên là các bộ phận cá thể ruồi”.

Như đã thông tin, VKSND tỉnh Tiền Giang đã phê chuẩn bắt tạm giam bị can Võ Văn Minh (SN 1980, ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè) để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản của Công ty Tân Hiệp Phát (tỉnh Bình Dương). Ngày 3-1, trong lúc lấy chai nước Number one bằng nhựa của công ty Tân Hiệp Phát bán cho khách, Minh phát hiện trong chai có một con ruồi nên giữ lại và điện thoại đến công ty, yêu cầu cử người đến thương lượng “đổi sự im lặng”.

Trong lần đầu gặp công ty, Minh yêu cầu phải đưa cho Minh một tỉ đồng nếu không sẽ đưa tin cho báo chí. Thậm chí, Minh nói nếu không được đáp ứng, sẽ cho in 5.000 tờ rơi phát tán nhiều nơi để công ty này không còn uy tín. Lúc đầu khi nhận tin báo, công ty Tân Hiệp Phát đã cử người đến gặp Minh để “trao đổi”.

Sau 3 lần thương lượng, công ty Tân Hiệp Phát đều lập biên bản. Cuối cùng Minh đã đồng ý “hạ giá” xuống còn 500 triệu đồng.

Chiều 27-1, Minh đang nhận 500 triệu đồng ở một quán cà phê tại huyện Cái Bè thì bị trinh sát Phòng CSHS bắt quả tang.

Nld.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: chai nuoc co ruoi , chai nuoc ngot co ruoi , chai nuoc ban , chai nuoc ngot ban