Chị Nguyễn Thị Hằng (vợ của bị cáo Nguyễn Mạnh Tường) vừa gửi đơn kháng cáo, trong đó xin lại một nửa chiếc ôtô. Liệu đề nghị này có căn cứ xem xét?
Vợ Tường xin lại 'nửa' chiếc ôtô chở xác chị Huyền phi tang liệu có căn cứ? |
Chị Nguyễn Thị Hằng (vợ của bị cáo Nguyễn Mạnh Tường) vừa gửi đơn kháng cáo, trong đó xin lại một nửa chiếc ôtô mà chồng mình đã chở thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền đi phi tang. Liệu đề nghị này có căn cứ xem xét?
Chị Nguyễn Thị Hằng cho rằng, chiếc ôtô BKS 29A-488.81 mà Nguyễn Mạnh Tường sử dụng chở thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền từ Thẩm mỹ viện Cát Tường lên cầu Thanh Trì (Hà Nội) vứt xuống sông Hồng là tài sản chung của cả 2 vợ chồng chị. Vì thế, việc Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP.Hà Nội quyết định tịch thu chiếc ôtô này để sung công quỹ là không thỏa đáng.
Trao đổi với PV, nhiều luật sư của Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng, việc chị Hằng đề nghị xin lại nửa chiếc ôtô kể trên là khó có căn cứ giải quyết.
Luật sư Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, chiếc xe ôtô kể trên được xác định là phương tiện phạm tội nên Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm tuyên tịch thu là hoàn toàn phù hợp.
"Đặt vấn đề chiếc xe là tài sản chung của hai vợ chồng, bị cáo Tường lẳng lặng sử dụng làm phương tiện phạm tội mà người vợ không hay biết thì đề nghị trên của chị Hằng có cơ sở xem xét. Đằng này, chị Hằng là người cùng ngồi trên xe, biết được việc đó, khi sự việc xảy ra đã không trình báo cơ quan chức năng, nên việc xin lại một nửa chiếc xe ôtô khó có căn cứ giải quyết. Trong hồ sơ vụ án, chị Hằng khai lúc ngồi trên xe chị đã khuyên chồng không được vứt xác, nhưng chỉ có lời khai này thì không đủ căn cứ vững chắc để chứng minh cho việc có sự can ngăn chồng không được thực hiện hành vi phạm tội" - luật sư Trịnh Anh Dũng nêu quan điểm.
Trái ngược với lời khai của chị Hằng, bị cáo Đào Quang Khánh - người cùng ngồi trên xe ôtô - đã khai tại phiên tòa sơ thẩm rằng quá trình đi vứt thi thể chị Huyền, 3 người ngồi trên xe (bị cáo Tường, Khánh và vợ bị cáo Tường) không ai nói với nhau câu nào.
Hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tường (trái) và Đào Quang Khánh tại tòa.
Trước đó, vào hai ngày 4-5.12, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với 2 bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh.
Nguyễn Mạnh Tường bị tuyên phạt 14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và 5 năm tù về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”; tổng hợp hình phạt là 19 năm tù giam.
Đào Quang Khánh bị phạt 33 tháng tù giam với 2 tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" và "Trộm cắp tài sản". Khánh vốn là nhân viên bảo vệ của Thẩm mỹ viện Cát Tường, ngoài hành vi giúp sức cho Tường vứt xác phi tang, còn có hành vi lấy trộm chiếc điện thoại của chị Huyền.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%