Khác với vô sinh, sảy thai thường ít khi được nhắc đến. Tuy nhiên, vấn đề tưởng như thông thường này, thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm sau đó.
|
Cách đây hơn 3 năm, trong bài đăng trên tài khoản Facebook cá nhân của mình, Mark Zuckerberg, vị CEO của mạng xã hội Facebook đã hạnh phúc thông báo rằng gia đình nhỏ của họ đang chuẩn bị chào đón một thành viên mới và hiện tại cặp đôi đã có 2 con gái đáng yêu, bé Max, 3 tuổi và bé August 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên, cũng trong thông báo này, Mark đã lan tỏa câu chuyện của hai vợ chồng về hành trình "tìm con", đồng thời, khuyến khích mọi người nên chia sẻ cởi mở hơn về trải nghiệm sảy thai.
Gia đình Mark chuẩn bị chào đón thành viên mới.
Trong 2 năm đó, Mark và Priscilla đã trải qua 3 lần sảy thai liên tiếp. Cũng như nhiều cặp đôi, ban đầu, hai vợ chồng đã tự mình chịu đựng nỗi đau này. Thế nhưng, khi bắt đầu trải lòng với bạn bè, cả hai đã nhận ra rằng không chỉ riêng vợ chồng họ, mà rất nhiều cặp đôi khác cũng trải qua điều tương tự.
Khác với vô sinh, chủ đề sảy thai thường chỉ được giữ "nội bộ" giữa hai người, hoặc là chỉ riêng người mẹ chịu đựng trong câm lặng, và ít khi được nhắc đến trong các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, thực tế rằng, tỉ lệ sảy thai có lẽ còn cao hơn so với tỉ lệ những cặp đôi gặp vấn đề về sinh sản.
Không chỉ vậy, những mẹ vừa sảy thai thường nhận được rất ít sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, những người thường "ngó lơ" vấn đề này vì cho rằng đây là "một vấn đề thường gặp". Trong khi một số trường hợp sảy thai là do những bất thường ở tử cung hay bất thường trong nhiễm sắc thể, có rất nhiều trường hợp sảy thai do những nguyên nhân không xác định.
Ban đầu, cặp đôi đã giữ kín chuyện sảy thai của mình.
Tệ hơn, do thường phải chịu đựng một mình trong yên lặng, các mẹ sảy thai rất dễ gặp phải những vấn đề tâm lý tương tự như Hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Khi đã từng sảy thai, trong những lần mang thai sau đó, mẹ sẽ thường xuyên ở trong tình trạng lo âu, sợ hãi rằng quá khứ sẽ lặp lại một lần nữa, khiến cho khoảng trống giữa các lần khám thai dường như là địa ngục.
Khi sảy thai tái diễn nhiều lần, những vấn đề khác về sức khỏe của mẹ sẽ được nghiên cứu, cùng với việc kiểm tra các lỗi gen di truyền ngẫu nhiên. Trong số đó, vấn đề thường gặp nhất đó là những bất thường về hệ miễn dịch, khiến cho mẹ không thể "dung dưỡng" em bé trong bụng. Rất nhiều người gặp phải vấn đề về hệ miễn dịch, mà sảy thai là một trong những triệu chứng sớm.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về miễn dịch thai kì và miễn dịch sinh sản đã đạt được những bước tiến lớn, và cũng có những tạp chí về y khoa đã đăng tải nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.
Cấy ghép thai là một quá trình phức tạp về miễn dịch. Để bào thai được phát triển bình thường trong tử cung, cơ thể mẹ phải "khóa" lại quá trình tự nhiên ngăn chặn các vật thể xâm lấn. Vì thế, sau sảy thai, phụ nữ cần phải tìm đến những chuyên gia hiểu rõ về vấn đề này và những người có thể giúp họ hồi phục dần dần từ "bi kịch" của việc mất con.
Sảy thai nguy hiểm hơn chúng ta lầm tưởng. (Ảnh minh họa)
Không may rằng, cho đến nay, vẫn có rất nhiều thiếu sót thông tin về thời gian và cách thức phụ nữ nên tìm kiếm sự chăm sóc sau sảy thai. Rất nhiều bác sĩ vẫn còn trích dẫn những nghiên cứu đã lỗi thời như một lời khuyên duy nhất: Tiếp tục cố gắng và điều kì diệu sẽ xảy đến từ nghiên cứu về sảy thai đã được công bố từ năm 1999.
Vì vậy, chúng ta có thể đọc được những thông tin về các sản phụ đã bị sảy thai hơn 20 lần trước khi bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ, và có rất nhiều người thậm chí còn không hề biết đến sự tồn tại của những thành tựu mới trong lĩnh vực này. Cũng có rất nhiều trường hợp đã từng sảy thai đã quyết định tìm kiếm hi vọng mới thông qua thụ tinh nhân tạo và kiểm tra gen của bào thai mặc dù vấn đề họ gặp phải không phải nằm ở quá trình thụ thai, mà là ở quá trình nuôi dưỡng thai nhi.
Nghiên cứu trên những trường hợp tái sảy thai nhiều lần cho thấy, dù đã tiến hành thụ tinh nhân tạo, và có được các bào thai với bộ gen hoàn toàn bình thường, 30% trong số họ vẫn tiếp tục bị sảy thai nhiều lần nữa.
Bởi vậy, với những người đã từng sảy thai, việc "tiếp tục cố gắng bằng mọi cách" không thực sự hữu dụng như chúng ta lầm tưởng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ sảy thai lần thứ 3 hoặc thứ 4 lên đến hơn 60%, và có thể phải mất đến 5 năm sau lần sảy thai thứ ba, mẹ mới có thể có được một em bé cầu vồng. Hiện nay, khi phần lớn phụ nữ bắt đầu có ý định thụ thai ở cuối tuổi 30, có thể, họ sẽ không có được "giai đoạn 5 năm" tốt nhất của khả năng sinh sản.
Những người đã sảy thai nhiều lần, nếu may mắn thụ thai thành công mà không qua điều trị sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng thai kì sau đó, và cần được theo dõi sát sao bởi các chuyên gia.
Gia đình hiện tại với 2 thiên thần nhỏ của ông chủ facebook.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%