Anh đi chơi với bạn bè cười nói ầm ĩ thế, em không thể hiểu tại sao về tới nhà anh như một cái bóng, không cười với em, không nói một câu tử tế, chỉ có những mệnh lệnh.
Nhớ vợ như một thói quen! |
Hôm nay là ngày sinh nhật anh. Sau bao nhiêu ngày trăn trở, buồn có, giận hờn có, em muốn tâm sự chia sẻ với anh lá thư này. Mình đến với nhau khi cả hai không còn trẻ trung. Những cuồng nhiệt, lãng mạn yêu thương thời tuổi trẻ của mình đều đã qua rồi. Anh qua một lần đò, gần như toàn bộ tuổi trẻ, nhiệt huyết, kinh tế đã đóng góp hết cho gia đình cũ, cho vợ và các con. Khi đến với em, anh chỉ có một phần tài sản sau ly hôn, tâm trạng vẫn còn buồn bã, kiệt quệ nhiều, công việc, sức khỏe không còn tốt như lúc còn trẻ.
Mới yêu nhau, mình rất tâm đắc, anh mở lòng, thương yêu và gắn bó với em. Em đã suy nghĩ nhiều, về những khác biệt công việc, quan niệm sống, điều làm vợ bình thường đã khó, là tập hai của một người đàn ông có lẽ còn khó hơn nhiều. Bởi những hình ảnh, tình yêu cũ trong quá khứ so sánh với hiện tại trong anh và trong lòng mọi người cùng gia đình là rất lớn. Em yêu anh, rất bản lĩnh, chấp nhận quá khứ của anh, vượt qua sự đàm tiếu của người đời và sự cản ngăn của gia đình.
Tình yêu thương ngày đó của anh đã giúp em vượt qua tất cả những rào cản này. Ngày yêu nhau tha thiết vậy mà lấy nhau rồi, những bày tỏ yêu thương của một cặp vợ chồng thật sự sao hiếm hoi, việc chia sẻ, tâm sự, quan hệ gần gũi của mình sao nhiều gượng gạo. Rồi cuộc sống chung trong gia đình nhiều thế hệ, những căng thẳng không đáng có với bố mẹ hai bên đã làm chúng ta đều suy sụp, mình sống như một cái máy trong guồng quay đi làm, về nhà, nấu nướng, dọn dẹp, rồi sinh con, dạy dỗ con...
Em không bao giờ quên hình ảnh anh ngồi ngủ gật bên con mới sinh trong bệnh viện, giường chật, chỉ đủ cho hai mẹ con nằm, tuy ngủ nhưng tay anh vẫn chạm vào con, cảm nhận từng cử động của con. Thế rồi, những tưởng sự có mặt của con sẽ làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn, đừng cho cuộc sống trống vắng và thiếu thốn thêm nữa, anh lại lạnh lùng xa cách với em hơn từ ngày con ra đời.
Sinh con xong, em ốm, ho đến mất cả sữa mà anh cũng chẳng một lần quan tâm. Đêm ngủ, em cũng không dám ho, không dám cựa quậy vì sợ cái quay người khó chịu của anh. Con chưa đầy 3 tháng tuổi, anh đã nung nấu ý định đi làm xa để thoát khỏi cuộc sống với hai mẹ con em. Con được một tuổi bị ốm, sốt dịch đúng lúc anh phải đi công tác xa nhà. Đêm nằm trong bệnh viện, con sốt đùng đùng, một mình em ôm con, hốt hoảng chạy đập cửa phòng bác sĩ xin thuốc hạ sốt cho con. Cả tuần lăn lộn trong bệnh viện trông con, em mong lắm sự chia sẻ, thương yêu của anh.
Đến hôm anh về, em lạnh người khi nhìn thấy ánh mắt lạnh lùng của anh. Tiếng chửi mắng của bà có lẽ không làm em đau bằng ánh mắt lạnh lùng, sự thờ ơ, lãnh cảm này. Từ khi nhìn thấy ánh mắt đó và cũng là sự thể hiện của trái tim anh, chúng mình hầu như chính thức ly thân. Cuộc sống làm em lăn lộn với cơm áo gạo tiền để nuôi con. Kinh tế suy thoái, công việc kinh doanh của công ty bị đình trệ, anh bị mất việc, chỉ ngồi nhà xem tivi, lướt web, đi nhậu với bạn bè, chẳng hề chia sẻ với em về chuyện làm ăn ra sao, tiền nong kinh tế gia đình như thế nào.
Có những tháng tiền lương em chưa được lĩnh mà tiền học cho con phải đóng, quần áo phải mua mới, sữa, bỉm của con đã hết, em ra chợ cứ nhặt lên rồi lại phải đặt xuống vì nhẩm tính với số tiền ít ỏi trong túi không thể kham nổi những thứ này. Rồi trong công việc, có đợt chúng em mắc lỗi hệ thống ở cơ quan, cả nhóm bị phạt kiểm điểm. Anh chắc không thể biết được, em về đến nhà vẫn buồn, khóc thầm trên chiếc giường mà trước khi cưới mình cùng hạnh phúc đi mua.
Vợ chồng cứ sống nhạt nhòa bên nhau như thế từ lâu rùi, không còn cười vui với nhau được nữa. Anh đi chơi với bạn bè cười nói ầm ĩ thế, em không thể hiểu được mình gây tội lỗi gì mà về tới nhà anh như một cái bóng, không cười với em, không nói một câu tử tế, chỉ có những mệnh lệnh: rửa mặt cho con đi, đừng cho nó chơi nữa. Em đã cố cải thiện tình hình, tìm cách tâm sự, nhỏ nhẹ nói chuyện nhưng anh không chịu tiếp em, dán mắt vào màn hình máy tính, nói năng nhát gừng hoặc chỉ là những câu nói sẵng, gắt gỏng.
Em xót xa quá, tình nghĩa vợ chồng, tình cha con bao nhiêu năm là như thế này đây sao. Anh đối xử tệ, em cắn răng chịu, nhưng lẽ nào anh còn không thương yêu con, đuổi cả con anh ra đường. Các con hãy còn nhỏ, chúng còn đang tuổi học, tuổi lớn, đời con sẽ ra sao nếu chúng không được sự chăm sóc thương yêu đầy đủ của bố? Sao anh lại nỡ đối xử như vậy với vợ con.
Em không biết cuộc hôn nhân này sẽ đi về đâu. Nếu giả sử mình chia tay, tòa sẽ cho em nuôi con vì công việc và kinh tế của em ổn định hơn anh. Anh sẽ thảnh thơi, không có gì vướng bận, có thể lại lập gia đình mới, có con mới, nhưng em không mong tất cả những việc đó sẽ xảy ra. Trong thâm tâm, em yêu anh rất nhiều, vẫn chăm sóc anh mọi thứ dù bị anh xua đuổi. Em nghĩ cuối cùng tình người vẫn là trên hết.
Anh đã đau khổ nhiều, phần đời này em không bao giờ muốn anh phải sống đau khổ, dằn vặt. Dù có chuyện gì xảy ra, em mong anh thanh thản, mở lòng để yêu thương bản thân và bao dung cho những người xung quanh. Còn duyên thì còn lại tất cả, hết duyên mình sẽ phải buông tay, biết vậy nhưng lòng ai mà không đau. Nhân ngày sinh nhật, chúc anh luôn mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc và vạn sự bình an.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%