Vinamilk đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu tiêu dùng nhanh được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam.
Khá nhiều cái tên Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng lần này |
Vừa qua, Kantar Wordpanel vừa công bố báo cáo xếp hạng Brand Footprint (tạm dịch là Mức độ Phổ biến Thương hiệu), thống kê 50 thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam và thế giới.
Trong đó tại Việt Nam, Vinamilk đứng đầu bảng xếp hạng. Theo đánh giá của Kantar Worlpanel, Vinamilk hầu như có mặt ở mọi gia đình người Việt (94% tổng số hộ) với tần suất mua trung bình là 27 lần một năm, đồng nghĩa với việc thương hiệu này được người tiêu dùng chọn mua tổng cộng 57 triệu lần trong một năm cho tiêu dùng trong nhà, ở 4 thành phố chính Việt Nam (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ).
Một điểm thú vị trong bảng xếp hạng đó là người Việt đang dần ưa chuộng hàng nội địa hơn, khi có khá nhiều tên tuổi trong nước xuất hiện trong bảng xếp hạng này như Chinsu, Hảo Hảo, Tường An, Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ,...
Ở góc độ toàn cầu, Coca-Cola dẫn đầu bảng xếp hạng Brand Footprint của Kantar Worldpanel, và trở thành thương hiệu được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất trên toàn thế giới với 5,3 tỷ lần được chọn mua.
Coca-cola vẫn vững ngôi đầu thương hiệu FCMG phổ biến nhất toàn cầu
Là thương hiệu dẫn đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhà sản xuất nước giải khát này đã chiếm ngôi vị cao nhất nhờ tỷ lệ hộ mua cao ở mức 44% tổng số hộ và tần suất mua cao nhất trên toàn thế giới (trung bình 15 lần trong một năm).
Bảng xếp hạng Brand Footprint Ranking của Kantar Worldpanel cho thấy sức mạnh của các thương hiệu ở 32 quốc gia (thuộc 4 châu lục) trên toàn thế giới, từ lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp cho đến chăm sóc gia đình.
Bảng xếp hạng sử dụng Điểm tiếp cận người tiêu dùng (Consumer Reach Points) – một thước đo hoàn toàn mới cho phép đo lường bao nhiêu gia đình trên toàn thế giới đang chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và tần suất mua thường xuyên đến mức nào (số lần chọn mua thương hiệu đó).
Với phương pháp tính toán dựa trên tỷ lệ hộ mua và tần suất mua, thước đo này giúp các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh hiểu rõ độ bao phủ của họ trên phạm vi toàn cầu ở góc độ số lần mà sản phẩm được chọn mua.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%