“Chúng tôi không bỏ Việt Nam. Đất nước các bạn vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn và thân thiện”- các nhà đầu tư nước ngoài khẳng định.
Công nhân một công ty có vốn đầu tư của Đài Loan bắt tay vào sản xuất sau những ngày tạm nghỉ vì gây rối. ảnh: S.N |
Chia sẻ khó khăn
Dù tổng giám đốc của mình đã về Đài Loan nhưng theo ông Châu Vĩ Chí - Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty Asama, hằng ngày tổng giám đốc vẫn liên lạc thường xuyên với công ty và khẳng định “không bỏ Việt Nam”.
“Ông ấy nói do tình hình bất ổn nên tạm thời về Đài Loan nhưng dù gì thì vẫn chia sẻ với chính phủ Việt Nam và đặc biệt không thể bỏ nhà máy, không thể bỏ rơi công nhân của mình” - ông Châu Vĩ Chí truyền đạt lời của lãnh đạo công ty mình.
Theo ông Chí, sự việc xảy ra vừa qua là việc đáng tiếc nhưng dù sao các đối tượng xấu cũng đã trả giá. “Chúng tôi chia sẻ khó khăn với địa phương vì đây là sự việc ngoài dự đoán”- ông Chí chia sẻ, đồng thời gửi lời cảm ơn người dân địa phương đã ngầm báo công an, quản lý thị trường để sớm thu giữ tài sản, truy bắt đối tượng hôi của.
Trong ngày 18/5, tại Khu công nghiệp Đất Cuốc ở xã Hội Nghĩa, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp vẫn nỗ lực hết sức để hoạt động bình thường trở lại. “Một số doanh nghiệp bị đập phá nhưng thiệt hại không lớn. Phần nhiều trong số này đã khắc phục hậu quả và hoạt động trở lại”- đại diện khu công nghiệp này cho biết.
Ông Trần Quang Vinh - đại diện khu công nghiệp Đại Đăng cho biết, có hơn 30 doanh nghiệp tại đây đã đi vào hoạt động sau sự cố. Nhiều doanh nghiệp đã khắc phục xong hậu quả và đưa nhà máy đi vào hoạt động bình thường từ hai ngày qua. “Dự kiến trong tuần này sẽ có hơn 80% doanh nghiệp nước ngoài ổn định tình hình và đi vào sản xuất trở lại”- ông Vinh cho hay.
Đối với những doanh nghiệp thiệt hại nặng nề, tỉnh Bình Dương đề nghị Ngân hàng Nhà nước khoanh nợ vốn vay, không tính nợ quá hạn và giảm lãi suất bên cạnh việc cho những doanh nghiệp này vay vốn mới với lãi suất ưu đãi. Ông Lê Thanh Cung cũng đề xuất Bộ Công an nên để lại lực lượng cơ động thêm một thời gian để ổn định tình hình, đồng thời đề xuất thành lập thêm 4 đồn cảnh sát tại 4 khu công nghiệp.
Lãnh đạo các công ty TNHH Power Joy Việt Nam có vốn 100% hợp tác giữa Malaysia và Đài Loan; Công ty TNHH Kumho Electric Vina, có vốn đầu tư 100% của Hàn Quốc cho biết đã hoàn toàn an tâm khi các đối tượng xấu, kích động công nhân đã bị bắt giữ.
“Chúng tôi theo dõi và được biết lãnh đạo từ trung ương đến địa phương của Việt Nam đều khẳng định tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nên rất tin tưởng” - đại diện công ty TNHH Power Joy Việt Nam chia sẻ.
Ông Hoàng Ngọc Hình - giám đốc nhân sự kiêm chủ tịch công đoàn Công ty Giày Thông Dụng (Đài Loan) ở KCN Sóng Thần 1, thị xã Dĩ An nói: “Chúng tôi chia sẻ với chính quyền địa phương dù công ty có bị tổn thất”.
Ông Hình cho rằng, công nhân đã đứng về phía công ty khi đã dùng điện thoại quay, chụp lại hình ảnh hôi của của các đối tượng xấu, quá khích. “Chính những tư liệu này đã giúp chúng tôi có bằng chứng cung cấp lại cho công an để họ bắt giữ các đối tượng xấu” - ông Hình nói.
Công nhân Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình Dương) đã hoạt động trở lại. ảnh: Thanh Vũ
Ông Wu Ten - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Song Tian Tong cho biết: “Chúng tôi không muốn công nhân mất việc. Hãy giúp chúng tôi thực hiện nhanh chóng các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để có thể bắt tay vào sản xuất thật sớm”.
Còn ông Kyu Hwa Lee - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Han Sung Việt Nam, vốn 100% đầu tư của Hàn Quốc đóng tại Khu công nghiệp Đất Cuốc, khẳng định sẽ chung tay với Chính phủ Việt Nam trong sự cố ngoài ý muốn vừa qua. “Bản thân tôi sẽ thông báo với các doanh nghiệp bạn hãy an tâm và sớm trở lại sản xuất vì lãnh đạo tỉnh đã hứa bảo đảm an ninh trật tự”- ông Kyu Hwa Lee chia sẻ.
Không để doanh nghiệp chịu thiệt!
“Những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động do không có người quản lý, tỉnh đã bố trí lực lượng chức năng và công an bảo vệ tài sản cho họ và đảm bảo không bị xâm phạm. Chúng tôi làm tất cả để không doanh nghiệp nào bị thiệt thòi cả”- ông Trần Thanh Liêm- Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định với Tiền Phong.
Theo ông Liêm, ngoài việc tập trung bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị cùng các ban ngành nhanh chóng thống kê thiệt hại, sau đó báo cáo đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả.
Nhiều công ty bị thiệt hại nhẹ đã sửa chữa để hoạt động trở lại. ảnh: L.N
Theo thống kê của tỉnh Bình Dương, đến thời điểm này có hơn 25 nghìn công nhân bị ảnh hưởng đến việc làm khi các doanh nghiệp mà họ làm việc bị cháy nhà xưởng hoặc ngưng hoạt động. Theo ông Bùi Hữu Phong - Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương, số công nhân này đang được Bảo hiểm xem xét để nhanh chóng giải quyết các chế độ và trợ cấp thất nghiệp.
“Lãnh đạo tỉnh đang thành lập các đoàn đến tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động để có thể chuyển họ đến doanh nghiệp khác khi các doanh nghiệp bị thiệt hại tạm thời chưa thể phục hồi sản xuất trở lại”- ông Phong cho hay.
Chủ đầu tư của Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore cho biết khoảng 80% doanh nghiệp ở khu này sẽ hoạt động trở lại trong ngày hôm nay, 19/5. Ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết một số doanh nghiệp Đài Loan và Trung Quốc bị thiệt hại, chủ đã bỏ về nước. “Họ hứa thứ hai hoặc thứ ba tuần này sẽ trở lại Bình Dương sau khi chúng tôi mời gọi họ trở lại”- ông Cung nói.
Cùng chung tay với chính quyền, bà Nguyễn Thị Huệ, chủ 10 phòng trọ ở Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), cho biết sẽ hoãn thu tiền thuê phòng cho 30 công nhân thuê trọ ở đây, chờ đến khi họ có việc trở lại. “Mấy bữa nay họ đang thất nghiệp vì doanh nghiệp của họ chưa hoạt động sau vụ gây rối, mình cũng nên chia sẻ khó khăn với các công nhân, với doanh nghiệp” - bà Huệ nói.
Chị Trần Thị Hoài, công nhân công ty giày da Thông Dụng cho biết vẫn tin là công ty sớm hoạt động trở lại, và chị sẽ không về quê.
Ông Trần Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, hôm qua đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, thuế suất tương xứng với giá trị thiệt hại… Sau khi được hỗ trợ từ tỉnh, 20/35 doanh nghiệp bị hư hại ở khu công nghiệp Đồng An đã khắc phục và sản xuất trở lại.
Tại Khu công nghiệp VSIP đến hôm qua cũng có hơn 220/326 doanh nghiệp đã khôi phục sản xuất, nhiều đơn vị đang tích cực dọn dẹp, sửa chữa để hoạt động trở lại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%