Những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt, tâm lý căng thẳng... là yếu tố khiến cho số người mắc bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.
|
Đáng chú ý, nếu như bệnh này trước kia chỉ gặp ở người lớn thì ngày nay, số trẻ em mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ đáng kể.
10 tuổi đã… thủng dạ dày
Tại khoa Phẫu thuật trẻ em - BV Việt Đức, những năm gần đây số trẻ được phẫu thuật dạ dày ngày càng tăng, hầu như tháng nào cũng gặp 5-7 ca. Có mặt tại đây, chúng tôi được chứng kiến bệnh nhi Nguyễn Thành N., 10 tuổi (ở Hưng Yên) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau đột ngột, vật vã, nôn ra máu... Kết quả thăm khám khẳng định bé bị thủng dạ dày do viêm loét. Rất may N. được mổ cấp cứu kịp thời nên tránh nguy hiểm tới tính mạng, song theo các bác sĩ, sau phẫu thuật rất nhiều trường hợp trở nên kém ăn dẫn tới suy dinh dưỡng.
Bác sĩ Lương Nhất Việt, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật trẻ em cho biết, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng trước thường chỉ xảy ra ở người lớn (thường ngoài 30 tuổi) do đã có quá trình ăn uống, sinh hoạt bừa bãi không điều độ tích tụ lâu ngày. Thế nhưng hiện nay bệnh gặp khá nhiều ở trẻ từ 10-12 tuổi, thậm chí dưới 6 tuổi. Khác với người lớn, bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ thường không phải do vi khuẩn H.pylori gây ra mà H.pylori chỉ là yếu tố thuận lợi giúp bệnh phát sinh còn chủ yếu là do yếu tố tinh thần. Hiện nay, trẻ bị căng thẳng trong học tập quá nhiều, xem TV, chơi vi tính nhiều, thức khuya, chế độ ăn uống không có quy luật, ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn vội... là nguyên nhân khiến bệnh phát triển.
Cũng theo bác sĩ Lương Nhất Việt, đa phần trẻ viêm loét dạ dày nhập viện trong tình trạng muộn, khi đã có biến chứng như chảy máu, hẹp và thủng dạ dày. Điều nguy hiểm là viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ tiến triển rất nhanh. Thông thường ở người lớn phải 10 năm mới dẫn tới loét xơ trai thì ở trẻ nhỏ 1 năm đã bị. Bệnh nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị (cuống bao tử)… Vì vậy, nếu thấy trẻ bị đau bụng thường xuyên, hoặc cơn đau bụng cấp tính dữ dội cần phải đi khám ngay, tránh để tình trạng phải cắt dạ dày để lại di chứng nặng nề, kém phát triển thể chất về sau.
Bệnh tăng do lối sống
Theo bác sĩ, Ths. Nguyễn Quang Duật, khoa Tiêu hoá - BV Quân y 103, nếu như trước đây bệnh nhân bị đau dạ dày hầu hết do chế độ ăn uống không hợp lý, rượu bia, thuốc lá nhiều… thì ngày nay, đây không còn là nguyên nhân duy nhất. Thực tế, kể cả những người có chế độ ăn uống, kiêng kị rất khoa học cũng mắc bệnh. Bác sĩ Duật lý giải, nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày gần đây chính là do yếu tố tinh thần, đặc biệt với những người bệnh sống ở các khu vực thành thị, làm các công việc đầu óc, áp lực công việc căng thẳng.
Bác sĩ Duật cho biết, trạng thái stress, sự căng thẳng, lo âu về cuộc sống, công việc, gia đình trong nhịp sống ngày càng nhanh. Như một vòng tròn luẩn quẩn, khi bị đau dạ dày, người bệnh hay thay đổi tính tình, cáu gắt vì phải chịu những cơn đau âm ỉ, từng cơn. Cộng với cường độ công việc vẫn luôn “căng” như dây đàn có thể khiến viêm dạ dày thường xuyên tái phát. Nếu điều trị không dứt điểm, một số trường hợp tiến triển nặng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Các bác sĩ khuyến cáo, đau dạ dày do bất cứ nguyên nhân nào, ở bệnh nhi hay người trưởng thành thì đều phải chữa trị để phòng biến chứng. Để có thể can thiệp điều trị hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh để tập trung điều chỉnh. Tương tự, để phòng bệnh, mọi người cũng cần cố gắng giải quyết tận gốc những lo lắng, căng thẳng về tinh thần của mình để có một cuộc sống lạc quan, vui tươi, thoải mái đồng thời duy trì một lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Với người trưởng thành bị viêm loét dạ dày, việc điều trị thường khó khăn hơn và ngay cả khi tuân thủ điều trị tốt cũng khó khỏi hoàn toàn. Các bác sĩ cho rằng, cho dù có đúng thầy đúng thuốc, niêm mạc dạ dày khó có thể hồi phục nếu thiếu nhân tố quyết định là ý thức của người bệnh. Thực tế rất nhiều người bệnh sau khi điều trị tạm khỏi vết loét, thấy hết đau một thời gian thì tưởng đã khỏi bệnh nên lại ăn uống thất thường khiến cho bệnh tái phát, vết loét lại phát triển.
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành