Trong 4 kỳ Olympic gần đây, Trung Quốc đều đứng trong top 3 và đang đứng trước cơ hội lần thứ hai liên tiếp "hất cẳng" Mỹ để trở thành quốc gia thống lĩnh.
Lin Dan (giữa) vô đối ở môn cầu lông |
Trước khi Olympic London diễn ra, nhiều người dự đoán Mỹ sẽ trở lại ngôi vương của mình sau 4 năm bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Lý do đơn giản được đưa ra là vì khi rời xa Bắc Kinh khả năng xưng vương của đất nước 1,3 tỷ dân sẽ không còn nhiều. Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu của Trung Quốc cho tới ngày thi đấu thứ 12 của Olympic London đang chứng minh điều ngược lại. Vì sao Trung Quốc làm được thế?
Triết lý thống lĩnh môn
Dường như quan điểm “bá chủ” của Trung Quốc được định hình rất rõ trong nhiều năm qua. Muốn trở thành số 1 thế giới, trước hết họ phải là số 1 ở những môn thi đấu được coi là sở trường của mình. Số 1 ở đây được Trung Quốc đưa ra với ngưỡng gần như tuyệt đối, tức không cho đối thủ một cơ hội giành lấy dù chỉ 1 huy chương trong các nội dung thi đấu của bộ môn.
So với 4 năm trước, dường như quyết tâm làm “bá chủ” bộ môn ở Olympic London còn được Trung Quốc thực hiện tốt hơn cả ở Bắc Kinh.
Trung Quốc đã giành vàng tuyệt đối trong tất cả các nội dung của môn bóng bàn tại London với 4 HCV, 2 HCB và chỉ kém 2 HCĐ so với Olympic trước. Đặc biệt hơn ở môn cầu lông, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc thâu tóm tất cả các HCV của các nội dung với 5 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, hơn 2 HCV so với những gì họ đã có được 4 năm trước.
Tương tự ở môn nhảy cầu, Trung Quốc giành được 5 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ và chỉ để mất 1 HCV duy nhất vào tay IIya Zakharov của Nga ở nội dung đơn nam 3m.
Ngoài ra hai môn sở trường khác của Trung Quốc là thể dục dụng cụ và cử tạ dù không thể chiếm thế áp đảo như cách đây 4 năm song Trung Quốc vẫn là quốc gia số 1. Ở môn thể dục dụng cụ, Trung Quốc giành được tất cả 4 HCV, 3HCB, 1 HCĐ (kém 7 HCV, 1 HCB, 4 HCĐ so với Olympic Bắc Kinh). Trong khi đó ở môn cử tạ họ giành được 5 HCV, 2 HCB (kém 3 HCV, 1 HCB so với Olympic Bắc Kinh).
Shiwen Lee - biểu tượng cho sự trỗi dậy của bơi lội Trung Quốc
Sự trỗi dậy của bơi lội Trung Quốc
4 năm trước tại Bắc Kinh, bơi lội Trung Quốc dù rất nỗ lực cũng chỉ có thể giành được 1 HCV duy nhất ở nội dung bơi bướm 200 m của nữ kình ngư Liu Zige. Thế nhưng tới Olmypic London, Trung Quốc đã khiến các đối thủ trong đó có cả Mỹ phải "té ngửa" vì sự trỗi dậy của họ trên đường đua xanh.
Kết thúc môn bơi lội tại Olympic, đoàn Trung Quốc giành được tới 5 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ trong đó có 3 kỷ lục (2 kỷ lục thế giới và 1 kỷ lục Olympic) để hất văng bơi lội Autralia khỏi vị trí thứ 2 mà "đất nước chuột túi" có được từ 4 năm trước. Trong số những kỷ lục gia của bơi lội Trung Quốc thì phải kể tới siêu kình ngư Shiwen Ye. Cô gái 16 tuổi quê Chiết Giang này không những giành 2 HCV, phá hai kỷ lục mà còn tạo ra một cuộc khẩu chiến giữa giới quan chức thể thao Trung Quốc - Mỹ xung quanh thành tích nằm ngoài sức tưởng tượng của Ye.
Mỹ dù thi đấu rất thành công và giành tới 16 HCV (hơn 4 HCV so với Olympic Bắc Kinh) của môn bơi lội vẫn không thể giúp thể thao họ vượt qua Trung Quốc trong nhiều ngày trên bảng tổng sắp huy chương.
Kết thúc ngày thi đấu thứ 11 của Olympic London 2012, Trung Quốc vẫn đang là đoàn dẫn đầu với 36 HCV, 22 HCB, 19 HCĐ. Mỹ ít hơn 2 HCV và đang tạm đứng vị trí thứ 2.
Olympic London còn 2 ngày nữa sẽ khép lại, cuộc đua để giành thế thống lĩnh thể thao thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ còn gay cấn đến phút chót và không chừng Mỹ tiếp tục bị hạ bệ!
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng