Vết lún nửa gang tay trên tuyến cao tốc huyết mạch
Thứ ba, 28/10/2014 16:08

Trên tuyến cao tốc quốc lộ 1B nhiều năm nay tồn tại các đoạn hằn lún kéo dài hàng cây số. Có điểm lún tới 9 cm.

Vết lún nửa gang tay trên tuyến cao tốc huyết mạch

Vết lún nửa gang tay trên tuyến cao tốc huyết mạch

Trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang (quốc lộ 1B), đoạn nối cầu Thanh Trì với QL5, tình trạng lòng đường xuất hiện những rãnh sâu như "ruộng bậc thang" ngày càng nghiêm trọng. Có đoạn kéo dài nhiều km, ảnh hưởng tới các phương tiện lưu thông.

lun-duong-giao-thong

Anh Cấn Trung (34 tuổi), một tài xế lái xe tải thường xuyên qua đây cho hay cả hai hàng lốp trên làn đường này đều bị lún, giữa gầm xe nhô cao. Tuy nhiên, ở chiều tay phải xe thường lún sâu hơn. Khi lái qua các vị trí có gờ lún sâu bánh xe thường bị vênh nên nhiều xe bị hỏng lốp, thậm chí là nổ.

lun-duong-giao-thong

"Nếu xe đang lưu thông với tốc độ nhanh thì dễ bị nổ lốp, rất dễ xảy ra lật xe hoặc gây nguy hiểm tới các phương tiện đi bên cạnh, nhất là người điều khiển xe máy", tài xế này nói.

lun-duong-giao-thong

Chị Ngọc Huyền (24 tuổi), người thường xuyên về quê qua tuyến đường này cho hay, chiếc xe tay gas mà chị điều khiển thường xuyên bị chạm gầm xuống lòng đường khi tránh các phương tiện khác. Mỗi khi xe trọng tải đi qua, chị lại bị ám ảnh bởi có lần đã chứng kiến một người điều khiển xe máy suýt chết trước đầu xe kéo khi đi vào "ruộng bậc thang" này.

lun-duong-giao-thong

Ghi nhận tại con đường này, "ruộng bậc thang" kéo dài hàng cây số có chiều cao trung bình 3-5 cm. Nhiều vị trí lún sâu tới 9 cm, tạo thành dải phân cách với hai làn đường bên cạnh.

lun-duong-giao-thong

 Trong ảnh: các vết hằn lún có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường qua hàng lốp xe trọng tải bị vệnh khi đi vào "ruộng bậc thang".

lun-duong-giao-thong

Xe máy đi ở làn đường phía trong đối mặt với nguy hiểm ở các đoạn cua, khi bánh ôtô trèo lên các "gờ ruộng".

lun-duong-giao-thong

Biển báo làn đường bị thu hẹp bên trái và một biển thông báo làn đường mấp mô ở phía trước được cắm trên cầu Thanh Trì.

lun-duong-giao-thong

Một điểm đệm bị lún trên cầu Thanh Trì được nhóm công nhân sửa chữa vào cuối tháng 10. Ông Phạm Anh Tú, Trưởng phòng dự án 1 – Ban quản lý dự án Thăng Long, cho hay, các vết hằn lún trên chắc chắn ảnh hưởng tới tiến độ lưu thông, vận tải của phương tiện. Năm 2009, đơn vị thi công đã tu sửa bảo hành một lần từ nguồn quỹ của nhà thầu. Song, từ khi hết bảo hành tới nay, tuyến đường chưa được tu sửa thêm lần nào nữa.

Theo ông Phạm Anh Tú, tuyến đường này được khánh thành tháng 2/2007 và hết hạn bảo hành 2 năm sau đó. Ngay sau khi đưa vào sử dụng, trên mặt cầu Thanh Trì và cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, đoạn nối ra QL5 xuất hiện nhiều vết hằn lún vệt bánh xe kéo dài. Năm 2010, đơn vị có khảo sát, các vết hằn lún trung bình 1-3,5 cm. Tới thời điểm hiện tại, hiện trạng các vết hằn này ngày một gia tăng. 

Sau khảo sát, hội đồng chuyên môn đã kết luận, nguyên nhân hàng đầu lưu lượng xe tải ngày càng tăng, từ 1000 xe/ngày tới 25.000 xe/ngày chỉ sau 3 năm. Trong đó có tới 30% xe vượt tải trọng, trường hợp cá biệt vượt tới 250% tải trọng cho phép trong khi số trục vẫn không thay đổi. Cũng theo khảo sát của đơn vị này, loại xe Howo (1 trục) là dòng xe ảnh hưởng nhất tới vết hằn lún.

Thứ hai, do điều kiện thời tiết, khí hậu: mùa hè, những ngày nắng nóng đỉnh điểm nhiệt độ lên tới 40 độ C, do hấp thụ nhiệt khiến mặt đường nhựa lên tới 65-70 độ C, khi xe trọng tải vận hành liên tục qua một điểm dễ tạo vệt bánh xe. Ngoài ra, một số yếu tố về thiết kế kỹ thuật, quá trình thi công, nguyên vật liệu,  địa chất các điểm… cũng ảnh hưởng tới chất lượng nền đưỡng cũng như tác động đến vết hằn lún. 

Lãnh đạo phòng dự án 1 khẳng định mặt đường bị hằn lún nhưng không ảnh hưởng tới kết cấu cầu Thanh Trì cũng như đường cao tốc. Hiện, chủ đầu tư đang sửa một số điểm đệm bị lún nặng trên cầu Thanh Trì. Còn các vệt hằn lún kéo dài phải có thời gian sửa chữa theo từng thời kỳ. 

Zing.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”

Tag: lun duong , dương cao toc , lun sau , dương xau , kem chat luong , cao toc , tin , bao