Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết trong thời gian sửa chữa tàu ngầm Trường Sa, đã có một đoàn làm việc của Văn phòng Chính phủ "tận mục sở thị" con tàu.
Hình ảnh Tàu ngầm Trường Sa ra biển thử nghiệm |
Chiều ngày 16/6/2014, trao đổi với phóng viên, chủ nhân của tàu ngầm Trường Sa - doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) cho biết vào giữa tuần vừa qua đã có một đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ đến thăm con tàu.
Đoàn công tác gồm có hai Vụ phó, học hàm Tiến sĩ, trong đó có TS Nguyễn Việt Hùng, Vụ phó Vụ Khoa gióa và Văn xã của Văn phòng Chính phủ. Theo thông tin từ ông Nguyễn Quốc Hòa, Văn phòng Chính phủ sau khi nắm bắt thông tin từ một số cơ quan của Bộ Quốc phòng và Bộ KHCN, đã quyết định cử đoàn công tác này đến tận xưởng sản xuất để tận mục sở thị tàu ngầm Trường Sa 01.
Đoàn làm việc này rất quan tâm đến tiến độ sửa chữa của tàu ngầm Trường Sa và nội dung của cuộc thử nghiệm sắp tới sau khi tàu hoàn thiện. Ông Hòa chia sẻ, Vụ phó Nguyễn Việt Hùng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Bộ KHCN, Sở KHCN Thái Bình để lần thử nghiệm tới sẽ có các đoàn công tác cùng thử nghiệm, không để ông Nguyễn Quốc Hòa phải loay hoay một mình như vừa qua.
Khi được hỏi về suy nghĩ của chủ nhân tàu Trường Sa 01 trước sự quan tâm của Chính phủ, ông Hòa bày tỏ: "Tôi rất trân trọng sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước, hi vọng rằng có sự giúp đỡ của các cơ quan này, tàu ngầm Trường Sa sẽ sớm đạt được thành tựu như mong muốn."
Tuy nhiên, ông Hòa cũng bày tỏ sự lo ngại: "Nhiều đoàn công tác, làm việc về gặp gỡ, thăm hỏi con tàu lắm rồi, nhưng thực tế chưa thấy một sự giúp đỡ thực sự nào."
Về phía tàu ngầm Trường Sa, hồi cuối tháng 5/2014, con tàu lần đầu tiên được thử nghiệm tại cửa biển thuộc vùng biển Diêm Điền của Thái Bình. Tuy nhiên, trong quá trình hạ thủy, ông Hòa khi lái thử đã có va chạm vào một tàu viễn dương dẫn đến hỏng hệ thống chân vịt, khiến cho cuộc thử nghiệm ngày hôm sau thất bại.
Hiện tại, tàu ngầm Trường Sa 01 vẫn đang được sửa chữa. Doanh nhân này cho biết, ông đang tháo toàn bộ phần chân vịt, hệ thống dẫn động, động cơ để chế tạo những bộ phận phù hợp hơn do kinh nghiệm rút ra được từ lần thử nghiệm trước đó. Công việc sửa chữa này dự kiến sẽ mất từ hai đến ba tuần nữa mới có thể hoàn thiện.
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa tin rằng lần thử nghiệm tới sẽ không còn lý do gì để con tàu có thể thất bại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%