Theo một nghiên cứu mới được công bố, một vắc-xin thử nghiệm đã ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm HIV trong một nửa số khỉ được tiêm chủng.
|
Những con khỉ trong phòng thí nghiệm được tiêm vắc-xin thử nghiệm và sau đó chúng tiếp xúc với lượng virus HIV rất mạnh, tương đương với virus HIV ở người.
Các kết quả thu được rất tích cực đã thúc đẩy hãng dược phẩm nổi tiếng Johnson & Johnson quyết định tài trợ chi phí cho việc thử nghiệm vắc-xin ở người. Các thử nghiệm quốc tế đang được tiến hành ở 400 tình nguyện viên khỏe mạnh tại Hoa Kỳ, Đông Phi, Nam Phi và Thái Lan.
Tiến sĩ Dan Barouch, một nhà nghiên cứu vắc-xin cho biết: “Đây là lần đầu tiên kể từ khi tập đoàn dược phẩm Merck thử nghiệm vắc-xin HIV thất bại vào năm 2007, một hãng dược phẩm lớn lại tiếp tục tài trợ cho một dự án một phát triển vắc-xin HIV”.
Hiện nay, đã có gần 35 triệu người bị nhiễm HIV, virus gây ra căn bệnh thế kỷ AIDS. Kể từ khi virus HIV bắt đầu được phát hiện 30 năm trước đây, nó đã đã giết chết khoảng 40 triệu người trên toàn thế giới.
Virus HIV trong mô bạch cầu của bệnh nhân
Mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị bệnh AIDS, nhưng vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch này. Do vậy, các chuyên gia tin rằng vắc-xin là hy vọng tốt nhất để xóa sổ căn bệnh này.
Loại vắc-xin mà nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Barouch và các đồng nghiệp tại hãng Johnson & Johnson được tiến hành trên hai bước. Bước một khởi động hệ thống miễn dịch bằng cách cấy gen của virus HIV đã bị suy yếu vào cơ thể. Giai đoạn thứ hai là tiêm một lượng protein trên bề mặt virus HIV để kích hoạt một phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
Tiến sĩ Paul Stoffels, giám đốc phụ trách khoa học Johnson & Johnson nói với Reuters: “Công ty đang sử dụng cùng chiến lược như trên để phát triển vắc-xin Ebola. Hiện tại, dự án này đang được thử nghiệm giai đoạn đầu trên người”.
Tiến sĩ Stoffels cho biết việc thử nghiệm vaccine HIV ở khỉ dùng để kiểm tra khả năng của vắc-xin mới. Họ đã dùng loại virus HIV đủ mạnh để lây nhiễm 100% số khỉ. Kết quả thu được cho thấy một nửa số khỉ đã được bảo vệ an toàn.
Tiến sĩ Stoffels còn cho biết thêm, tỷ lệ nhiễm HIV cho mỗi lần tiếp xúc trong phòng thí nghiệm lớn hơn khoảng 100 lần trên thực tế. Hãng hy vọng vắc-xin này sẽ phát huy hiệu quả hơn khi thử nghiệm ở người. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin chỉ bảo vệ được một nửa số người mắc bệnh này, nó vẫn sẽ có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng rất lớn.
Nếu cuộc thử nghiệm trên người ra suôn sẻ, ông hy vọng giai đoạn nghiên cứu 2b sẽ bắt đầu trong vòng từ 18 đến 24 tháng tới. Ở giai đoạn 2b, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu tác dụng của thuốc với từng liều lượng phù hợp.
Kết quả khả quan của vắc-xin HIV đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Science.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành