Mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 ca ung thư mới, trong đó có 75.000 ca tử vong khiến Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ ung thư ở mức báo động.
Ung thư - Cuộc chiến không của riêng ai |
Vì sao người Việt hay bị ung thư?
Có ba yếu tố tác động đến ung thư là di truyền, môi trường sống ô nhiễm và chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.
Trong đó quan trọng nhất là môi trường ô nhiễm. Bằng chứng là nhiều kết quả khảo sát cho thấy ở một số vùng mỏ, hoặc những người làm nghề độc hại có tỷ lệ mắc ung thư luôn cao hơn so với các vùng khác.
Với thực tế các thành phố lớn ở Việt Nam luôn tràn ngập khói bụi từ từ hàng triệu triệu chiếc xe gắn máy ngược xuôi trên đường, nước thải công nghiệp được lén lút thải vào nguồn nước sông hồ… khiến cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Đây là tác nhân chính gây ra ung thư.
Bên cạnh đó, việc ăn những thực phẩm chế biến bằng phương pháp muối mặn như dưa cà hay thực phẩm mốc hỏng có thể sinh ra chất gây ung thư. Ngày nay, chế độ ăn uống của người Việt có nhiều thay đổi. Chế độ ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, ít rau, hay ăn đồ chiên nướng cũng tạo điều kiện cho căn bệnh ung thư tấn công con người.
Đặc biệt là việc sử dụng nhiều hóa chất, biện pháp khích thích trong quá trình nuôi trồng chế biến rau củ thịt cá ngày nay đã góp phần rất lớn làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư. Điển hình như dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi, thuốc thúc chín trái cây, chất tẩy trắng nội tạng, bảo quản thực phẩm…Những chất trên đều có khả năng kích thích tăng sinh tế bào mà tăng sinh tế bào nhiều lần sẽ gây ra đột biến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người dùng.
Có thể nói, không ai khác mà chính con người đã tự hủy hoại môi trường sống của mình, gây ra bệnh tật cho bản thân và đồng loại.
Các bệnh viện ung thư luôn quá tải
Vào những năm 1960, bệnh nhân ung thư chỉ lác đác. Ở Bệnh viện K có Khoa Xạ trị, chỉ lẻ tẻ 5, 7 bệnh nhân mỗi ngày, nhưng giờ đã lên đến hàng trăm bệnh nhân hoặc nhiều hơn nữa.
Trước đây, chỉ có Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai mới có khoa điều trị ung thư. Song, đến nay, hầu hết các bệnh viện đều có khoa ung thư. Ngay cả các bệnh viện tuyến tỉnh cũng phải mở mới các khoa ung thư để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh và giảm tải cho các bệnh viện tuyển trên
Thậm chí, Bệnh viện K còn có thêm cơ sở K2 ở Tam Hiệp, K3 ở Tân Triều mà vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh.
Điều đáng chú ý là độ tuổi mắc ung thư ở Việt Nam sớm hơn so với thế giới đến 2 thập niên. Cụ thể là trên thế giới, độ tuổi mắc ung thư cao từ 60-80 tuổi. Còn ở Việt Nam, độ tuổi này chỉ vào khoảng 40-60 tuổi.
Chung tay chống lại ung thư: cần hành động ngay
Ở Việt Nam, ung thư được coi là căn bệnh tử thần bởi nó đã cướp đi nhiều sinh mạng. Nguyên nhân của điều này là do hầu hết người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn nên việc chữa trị gần như không hiệu quả.
Kết quả một công trình nghiên cứu về ung thư cho thấy, phần lớn người bệnh ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Trong đó ung thư gan giai đoạn muộn chiếm tỉ lệ cao nhất gần 88%, kế đến là dạ dày gần 87%, phổi hơn 84%, ung thư vú và ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn chiếm tỉ lệ thấp hơn, gần 50% và gần 54%. Điều đó không những khiến cho việc điều trị ít có khả năng thành công, làm giảm cơ hội sống của người bệnh mà còn làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình bệnh nhân và toàn xã hội. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố cốt lõi để cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
Thời gian gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế đã quan tâm xây dựng một số bệnh viện và trung tâm ung bướu hiện đại ….giúp người dân có cơ hội sàng lọc phát hiện sớm ung thư. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ bác sĩ ngành ung bướu, nhất là tuyến cơ sở cũng đã được quan tâm. Tuy nhiên, công tác phòng chống ung thư tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thực tế.
Đứng trước tình hình đó, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành thuộc lĩnh vực ung bướu đã biên soạn cuốn “Bệnh ung thư- Nhận biết, dự phòng và chiến thắng” gồm 272 trang với nhiều thông tin bổ ích, bao quát mọi khía cạnh mà những người quan tâm đến căn bệnh ung thư cần đến: từ quá trình hình thành bệnh, các phương pháp điều trị kinh điển và hiện đại nhất, các bệnh ung thư thường gặp, quá trình chăm sóc bệnh nhân, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng và ứng phó tâm lý cho bệnh nhân ung thư…
Nhiều thông tin quý báu mà các tác giả muốn chuyển tải gửi gắm đến bạn đọc, nhưng có lẽ thông điệp xuyên suốt mà cuốn sách nhằm tới là hiểu biết để phòng bệnh và phát hiện sớm, đó là chìa khóa để chiến thắng bệnh.
Nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ung thư, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư “Ngày mai tươi sáng” của Bộ y tế kết hợp với chương trình “ Vì sức khỏe người Việt” của Hội Nội Khoa Việt Nam và nhãn hàng CumarGold, của công ty Dược mỹ phẩm CVI tổ chức chương trình “Tặng 50.000 cuốn cẩm nang ung thư – CumarGold đồng hành cùng cuộc chiến chống ung thư”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?