Đang dần xuất hiện các dấu hiệu của sự tự kiêu, ngạo mạn và có phần bất phục của các cầu thủ đội tuyển U19 Việt Nam.
U19 Việt Nam đang có dấu hiệu ngạo mạn |
Ở trận chung kết giải U19 Đông Nam Á (ĐNÁ) tối 13.9, có 3 tình huống khiến một số người hâm mộ không thực sự hài lòng.
Đầu tiên là việc Công Phượng dồn sự bức xúc khi đá mạnh liên tiếp vào khoảng không phía trước khi bị trọng tài bắt việt vị. Thi thoảng, cũng đã thấy Phượng có vẻ không hài lòng lắm với những pha bóng trọng tài thổi phạt, không cho U19 Việt Nam hưởng phép lợi thế để tiếp tục tình huống bóng.
Tiếp đến là tình huống vào bóng bằng cả 2 chân của trung vệ Đông Triều ngay sát vòng cấm của U19 Việt Nam. Sau tình huống này, Đông Triều đã bị tái phát chấn thương, dù cố gắng nhưng cũng không thể tiếp tục thi đấu.
Và quan trọng hơn, có lẽ tự bản thân Đông Triều mới biết rõ nhất, dường như chính anh đã hơi vội vàng, thiếu bình tĩnh trong pha vào bóng này, dẫn đến việc hàng thủ U19 Việt Nam để đối phương khai thác khoảng trống (Đông Triều sau khi vào bóng đã nằm sân không đứng dậy kịp để theo tiếp tình huống), dẫn tới bàn thua duy nhất của đội.
Thứ 3, sau khi kết thúc trận với kết quả thua 0-1, người nổi tiếng điềm tĩnh, thi đấu rất tỉnh táo là tiền vệ Tuấn Anh cũng không kìm nổi bức xúc khi đá mạnh vào cột cờ góc.
Cả 3 'dấu hiệu' nói trên đều là bình thường với lứa tuổi trẻ như U19. Điều đáng lo ngại nhất là phải chăng các tuyển thủ U19 Việt Nam không nhận ra được khoảng cách về trình độ so với U19 Nhật Bản – điều mà hầu hết người hâm mộ theo dõi trận đấu trên sân, và cả qua ti vi đều có thể nhận ra?
Theo suốt 90 phút thi đấu, có cảm giác rõ ràng U19 Nhật Bản ở một trình độ cao hơn U19 Việt Nam. Họ thi đấu ung dung trước sức ép khủng khiếp được tạo ra bởi khoảng 5 vạn người hâm mộ có mặt trên sân Mỹ Đình. Họ biết cách kiểm soát trận đấu, giảm tối đa sự hưng phấn của U19 Việt Nam và giành chiến thắng xứng đáng. Khoảng 15 phút cuối trận, U19 Nhật Bản chơi bóng rất ung dung, có thời điểm còn chủ động “đá ma” khi U19 Việt Nam đã xuống sức.
Trao đổi với Dân Việt ngay sau trận đấu, chuyên gia Nguyễn Văn Vinh đã thừa nhận: 'U19 Nhật Bản có trình độ nhỉnh hơn U19 Việt Nam. Nhưng trận đấu này, các học trò HLV Guillaume đá được như thế là quá tốt rồi. Các em có quyền ngẩng cao đầu mà bằng chứng là rất nhiều người hâm mộ đã nán lại sân sau trận đấu để vỗ tay, động viên, cảm ơn những màn trình diễn của các em'.
Nói cách khác, U19 Việt Nam không phải quá tiếc nuối khi đã thua một đối thủ hơn mình về trình độ.
Việc của thầy trò HLV Guillaume là cố gắng tập trung hoàn thiện mình thêm trong khoảng gần 1 tháng tới, trước khi bước vào vòng chung kết U19 châu Á 2014 tại Myanamr. Khi đó, 'chẳng cần' U19 Việt Nam vào được chung kết để rồi lại phải luyến tiếc như 3 lần đã qua ở giải U19 ĐNÁ 2013, 2014, giải U22 ĐNÁ 2014.
Mà 'chỉ cần' họ lọt được vào bán kết, giành vé dự giải U20 thế giới 2015 thì đó đã là kỳ tích rồi! Đó mới là chiếc 'Cúp vàng' đích thực, thay vì cứ mải mê tiếc nuối, cay cú khi để vuột mất 3 chiếc Cúp liên tiếp trong khoảng 1 năm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?