Theo tướng Nguyễn Văn Rinh, với địa chính trị, với truyền thống dân tộc Việt Nam, chúng ta không nên đặt vấn đề có thể dùng tiền để thay thế nghĩa vụ quân sự.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng |
Liên quan đến đề xuất đóng tiền có thể thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – ĐB Quốc hội tỉnh Hải Dương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về vấn đề này.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho hay: “Ý tưởng này muốn triển khai thì phải dựa vào Hiến pháp. Nhưng bây giờ Hiến pháp đã không đề cập nữa. Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, theo tôi, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mọi công dân phải có trách nhiệm trước nghĩa vụ đó. Vì vậy không thể có ai làm thay ai và tiền cũng không thể thay thế được”.
Theo tướng Rinh, khi đất nước có giặc, mọi người đều phải tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy, Việt Nam phải có chính sách huấn luyện quân sự dù trong thời bình không phải ai cũng thực hiện nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc. Và để có thể huấn luyện quân sự được nhiều người thì luật Nghĩa vụ quân sự sau này có thể quy định thời gian làm nghĩa vụ 6 tháng hoặc 1 năm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho rằng, trong thời bình, số thanh niên nhiều hơn quân số được tuyển hàng năm nhưng để nhiều người có thể thực hiện được nghĩa vụ thiêng liêng này với Tổ quốc thì hoàn toàn có thể quy định kéo dài tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
“Tôi phản đối quan điểm có thể dùng tiền để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu có quy định có thể dùng tiền để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (dù trong những trường hợp đặc biệt), những người có tiền mà không muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng sẽ tìm mọi cách để lách luật, để được đóng tiền chứ không đi nghĩa vụ quân sự”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói.
Tướng Rinh giải thích: “Với địa chính trị, với truyền thống dân tộc Việt Nam, chúng ta không nên đặt vấn đề có thể đóng một khoản tiền là thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Không có gì có thể thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là không thể dùng tiền. Nếu công dân chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự thì coi là chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc chứ không thể dùng tiền thay thế để rồi có thể gọi việc dùng tiền đó là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Có nhiều trường hợp trúng cả nghĩa vụ quân sự và trúng cả đại học thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trước rồi về học đại học sau”.
Nói về nghĩa vụ thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trước đây, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho hay: “Ngày trước, luật Nghĩa vụ quân sự có quy định nghĩa vụ lao động thay thế và đó thực sự là lao động chứ không phải là có thể bỏ tiền ra để thuê người khác lao động cho mình. Trên những công trường lao động thủ công, những người tham gia lao động thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tổ chức thành trung đoàn, có bộ đội chỉ huy làm những công việc thực sự vất vả. Đó là sự kết hợp lao động và luyện tập... Nếu có lệnh gọi nhập ngũ mà chống đối, không thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ phải bị xử lý theo pháp luật”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%