Lê Văn Phúc ám ảnh vì tin nhắn nói đến những vết tích thầm kín ở chỗ nhạy cảm trên thân thể vợ. Gã xuống tay sát hại dã man đứa cháu 9 tuổi, con trai anh ruột.
Tử tù Lê Văn Phúc |
Giận cá, chém thớt
Ở trại tạm giam của Công an Hải Phòng, tử tù Lê Văn Phúc (SN 1979, thường trú ở thôn 8, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) lần đầu tiên được nói lời sám hối kể từ khi lĩnh án. Được cán bộ quản giáo dẫn giải vào phòng thăm gặp, kẻ từng gây ra cái chết oan khuất, đau đớn cho bé trai 9 tuổi khẽ cúi chào chúng tôi. Gã béo hơn, làn da mai mái trắng chứ không gầy hóp má và đen sạm như thời điểm bị bắt ngay sau khi gây án. Cách xưng hô của gã cũng không giống như nhiều bạn tù khác. Bạn tù của gã vẫn thường gọi chúng tôi bằng chức danh nghề nghiệp và lễ phép xưng “em”, còn gã, gã gọi chúng tôi là “anh”, là “chị” và xưng “tôi”. Cái “tôi” của gã đã từng là căn nguyên khiến dư luận căm phẫn, người đời nguyền rủa.
Hiện trường nơi bé Duy bị Lê Văn Phúc giết hại
Đó là một buổi chiều muộn, ngày 24/2, đến giờ ăn bữa cơm tối vẫn không thấy con trai là bé Duy ở nhà, cả gia đình anh Hà (bố bé Duy) tất tả huy động họ hàng chia thành nhiều nhóm lần tìm khắp nơi. Càng tìm con, cả nhà anh Hà càng rơi vào vô vọng khi khắp quả đồi gần nhà đã tìm vẫn không thấy...
Đêm ấy, cơ quan công an triệu tập Phúc đến làm việc vì liên quan đến việc cháu Duy mất tích. Phúc rất bình tĩnh kể trôi chảy thời gian trước khi cháu Duy mất tích. Khoảng 7h ngày 25/2, lực lượng công an cùng gia đình nạn nhân đã tìm thấy thi thể cháu Duy bị giấu trong một bao tải dứa, vứt trong một ngôi nhà hoang ở lưng chừng đồi Giếng Bò Hót, gần nhà Phúc. Đến lúc này, trước những chứng cứ không thể chối cãi, Phúc buộc phải cúi đầu thừa nhận hành vi giết hại bé Duy.
Phúc khai rằng, chiều 24/2, Phúc đang ở nhà loay hoay tìm cách tự tử thì cháu Duy đến chơi. Thấy cháu Duy đến, Phúc đang hận vợ liền chuyển sang thù ghét cháu Duy. Lúc này, đầu Phúc loé ra kế hoạch giết cháu Duy để cho bõ tức và nhằm trả thù vợ và gia đình nhà vợ. Phúc liền rủ cháu Duy lên đồi Giếng Bò Hót chặt cây làm súng chạc. Thấy chú rể rủ đi chặt cây làm đồ chơi, Duy liền hớn hở đi theo ngay. Khi đến ngôi nhà hoang trên đồi, Phúc lấy cục đá to giang tay đập liên tục vào đầu cháu Duy đến khi nạn nhân chết. Ra tay giết bé Duy xong, Phúc cho thi thể nạn nhân vào bao tải dứa rồi giấu vào góc ngôi nhà hoang...
Kẻ tử tù sám hối nhưng vô vọng về một cơ hội làm người
Lê Văn Phúc khá kiệm lời, gã trả lời vừa đủ ý những câu hỏi của chúng tôi. Nhưng khi được gợi chuyện về vợ gã, như “chạm nọc”, bao nhiêu tâm sự gã dốc ra cả, như thể gã có ngày hôm nay là do vợ gã, như thể gã oan ức lắm.
Theo những gì mà gã kể thì quả thực gã là người yêu đến điên dại vợ con gã, cũng bởi yêu quá gã sinh ghen tuông và hành động như thú dữ. “10 năm xây dựng gia đình, khi có con thì mọi cái tập trung hết cho con. Tôi cũng vì thương con, yêu vợ nhiều quá nên mới có những hành động phát rồ lên như thế. Lúc vợ tôi trốn đi khỏi nhà, hỏi mẹ vợ tôi, bà bảo tôi rằng “con mày không có mẹ nó cũng không chết được…”, điều đó khiến tôi không kìm chế được. Tôi có cảm giác, tất cả những gì tôi xây dựng cho con tôi, cho vợ tôi đã bị bố mẹ vợ tôi đạp đổ hết rồi” – tử tù Lê Văn Phúc mở lời bằng sự trách cứ gia đình vợ như thế.
Phúc kể, từ khi nghỉ việc ở nhà máy xi măng, chỉ thi thoảng theo tốp thợ xây trong làng đi làm thuê đây đó ít ngày, nên gã có nhiều thời gian rảnh rang hơn. Nhưng thời gian nhiều hơn thì tiền chi tiêu trong gia đình ít hơn, để trang trải cuộc sống, vợ Phúc đã xin đi làm công nhân giày da ở cách nhà vài chục cây số.
“Từ khi vợ tôi đi làm ở công ty giày da, cách nhà mấy chục cây thì giữa chúng tôi xảy ra những căng thẳng. Không hiểu sao người ta biết số điện thoại của tôi, người ta nhắn tin nói về vợ tôi rất nhiều. Ban đầu tôi không tin vợ mình như thế, nhưng sau người ta bảo trên người vợ tôi có những vết sẹo ở chỗ này chỗ kia, bản thân tôi là người chồng, tôi biết điều thầm kín ấy, ngoài bố mẹ đẻ của cô ấy ra thì tại sao người ngoài lại biết? Vợ tôi sống không lành mạnh, khuyên bảo mãi không nghe, nhờ bên ngoại can thiệp nhưng họ lại dung túng, bao che, đêm hôm đưa vợ tôi bỏ trốn khỏi nhà…” – Phúc kể về nguyên nhân khiến gã thành kẻ giết người với vẻ ấm ức.
Nhưng khi bị hỏi lại, bé Cù Đức Duy có liên quan gì đến những mâu thuẫn giữa vợ chồng gã, Phúc cúi đầu lảng tránh ánh nhìn. Hồi lâu, Phúc thừa nhận: “Đến bây giờ, khi bình tĩnh lại, chính bản thân tôi tôi cũng không chấp nhận được hành động của mình. Tôi rất ân hận!”. Rồi gã chú độc ác ấy chợt sống lại ký ức tốt đẹp một thời. Phúc kể, giữa gã và bố mẹ cháu Duy chẳng có mâu thuẫn gì, vẫn là những người họ hàng thân thiết. Nhà gã ở gần nhà bé Duy, con trai gã trạc tuổi bé Duy nên hai gia đình có phần thân thiết hơn cả so với những người họ hàng khác.
Bố mẹ bé Duy đi làm tối ngày, còn gã có nhiều thời gian ở nhà hơn, thế nên bé Duy thường lên nhà chơi cùng con trai gã. “Thực sự, đó không phải là người xa lạ, đó là cháu của tôi. Một tuần, cháu nó thường lên nhà tôi chơi với con trai tôi, ăn cơm ở đó đến 3, 4 ngày. Vợ tôi đi làm từ sáng đến tối mới về nên tôi là người cơm nước cho hai cháu ăn. Chính tôi là người cắt tóc cho cháu, chăm sóc cháu, trưa tôi bắt các cháu lên giường ngủ, đến giờ đi học tôi lại gọi dậy để lai hai cháu đến trường. Tôi là người chăm sóc cháu nhiều…” – Phúc day dứt trong muộn màng.
Gã bảo, trong bốn bức tường trại giam, hằng đêm gã vẫn thường mơ thấy bé Duy, thằng bé khóc và nhìn gã chằm chằm chứ chẳng nói gì, nhưng ánh nhìn ấy cứ ám ảnh, luẩn quẩn trong tâm trí gã, ánh nhìn của sự tức tưởi, oan ức.
Tử tù Lê Văn Phúc mở lời bằng sự trách cứ gia đình vợ
Thời điểm tôi gặp Lê Văn Phúc, gã đang chờ ngày diễn ra phiên xét xử phúc thẩm và gã nuôi hy vọng về một sự thay đổi nào đó so với bản án tử hình đã tuyên ở phiên sơ thẩm. Hỏi Phúc về căn cứ để làm đơn kháng án, gã bảo: “Căn cứ thì cũng chẳng có căn cứ gì cả. Tôi chỉ mong sao pháp luật xem xét đến các tình tiết, về các vấn đề tình cảm, hoàn cảnh của tôi. Mong sao pháp luật tạo điều kiện cho tôi có cơ hội làm lại cuộc đời mình, để tôi có cơ hội được bù đắp phần nào những mất mát cho gia đình nạn nhân”. Lời nói ấy của Phúc cũng đủ thấy, bản năng “phần con” của gã vùng vẫy, bấu víu, mong mỏi được sống sót nhưng “phần người” giúp gã hiểu rằng, cơ hội chẳng có nhiều vì “chẳng có căn cứ gì cả”.
Sự sám hối của tử tù Lê Văn Phúc ngày hôm nay dẫu thực sự thành tâm cũng chẳng thể làm nguôi ngoai những ám ảnh tội ác gã đã gây ra cho bé trai 9 tuổi ấy và dường như gã vô vọng về một cơ hội làm người.
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%