Sáng 13/2, chúng tôi dạo qua một vài tuyến phố sẽ bị cấm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên vỉa hè, lòng đường từ ngày 15/2, nhưng tới thời điểm này nhiều điểm trông giữ phương tiện vẫn hoạt động bình thường.
|
Phương tiện đỗ tràn lan từ vỉa hè xuống lòng đường, như phố Bà Triệu, Phố Huế, Hàng Bài, Yết Kiêu (quận Hoàn Kiếm), Xã Đàn (Đống Đa), Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng), Nguyễn Trãi, Khương Đình (quận Thanh Xuân)…
Trên tuyến phố Bà Triệu, theo ghi nhận của PV, tình trạng trông giữ phương tiện diễn ra rất phổ biến, vỉa hè gần như không còn chỗ trống nào.
Trước cổng Bệnh viện Mắt Trung ương và vỉa hè gần tháp đôi Vincom lâu nay đã thành các điểm trông giữ xe đạp, xe máy cả có phép lẫn không phép, với cảnh hoạt động trông xe tấp nập ở đây chẳng ai nghĩ một ngày nữa hoạt động trông xe sẽ bị dẹp.
Không phải bây giờ người ta mới nói tới chuyện cấm trông giữ phương tiện ở lòng đường, hè phố Bà Triệu, mà từ ngày tuyến phố này được Thành phố Hà Nội tổ chức phần làn, tách dòng phương tiện (từ ngày 20/9/2011), toàn bộ hoạt động trông giữ phương tiện trên vỉa hè, lòng đường đã bị cấm.
Thậm chí, vào thời điểm đó lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã yêu cầu các lực lượng chức năng khi phát hiện xe nào vi phạm có thể cẩu về bãi để xử lý.
"Lâu nay tôi vẫn gửi ô tô ở đây, tuy từ đâu năm giá trông xe tăng lên 1,5 triệu đồng/tháng, nhưng ít ra vẫn còn chỗ để gửi. Giờ Hà Nội cấm, không biết tôi cũng chưa biết sẽ gửi ở đâu. Mấy hôm nay cũng đi tìm điểm để gửi, có mấy trường học gần đây họ cũng trông, nhưng mình đến sau nên giờ hết chỗ mất rồi", anh Nguyễn Minh Dũng, vừa đưa xe vào điểm đỗ bên đường Xã Đàn cho biết.
Ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: “262 tuyến phố Thành phố chỉ đạo rút giấy phép trông giữ phương tiện đều là những tuyến phố chính, nhưng mặt đường nhỏ, vỉa hè chật hẹp nên phải hạn chế đến mức tối đa việc trông giữ phương tiện. Vì mục đích đảm bảo an toàn giao thông và giảm ùn tắc”.
Cũng theo ông Giáp, để đáp úng nhu cầu gửi xe của người dân, liên ngành Giao thông và Công an Thành phố đã nghiên cứu, lập danh sách 230 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ phương tiện và đang trình Thành phố xem xét cấp phép.
“Nhu cầu gửi xe của nhân dân rất nhiều, Thành phố sẽ xem xét để cố gắng đáp ứng tới mức tốt nhất có thể được. Tất nhiên, cũng có thể chỗ này chỗ khác còn hiện tượng vi phạm, nhưng giờ mình quy định rõ ràng thì người dân và các cơ quan chức năng cũng sẽ thực hiện. Chủ tịch Thành phố cũng đã có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm vi phạm, kể cả người dân và chính quyền”, ông Giáp khẳng định.
Trong khi đó, theo Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, hiện nay đơn vị này đang quản lý 191 điểm trông giữ xe trên toàn địa bàn thành phố. Với việc Thành phố ra quyết định rút giấy phép trông giữ phương tiện tại 262 tuyến phố, công ty sẽ có 49 điểm trông giữ phương tiện tại 35 tuyến phố bị rút giấy phép, chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, với sức chứa 1.400 ô tô, 2.000 xe máy.
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam, Phó Giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho rằng: “Việc Thành phố cấm trông giữ xe tại các tuyến phố để giảm ùn tắc thì chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, Thành phố cần có kế hoạch thực hiện rõ ràng, đồng thời bố trí các điểm đỗ thay thế, để chúng tôi có phương án sản xuất, sắp xếp lao động, chứ không nên nói cắt là cắt”.
“Chúng tôi hy vọng Thành phố và các ngành chức năng có thể xem xét lại việc rút giấy phép ở một số tuyến phố có hạ tầng tốt, đường rộng, đã xén vỉa hè sâu vào trong nên không ảnh hưởng tới giao thông như đường Văn Cao, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khánh Toàn, Văn Miếu, Hàng Gai…”, bà Lam đề xuất.
Bà Lam cũng tỏ ra băn khoăn sau khi rút giấy phép, các ngành chức năng của Thành phố làm sao kiểm như thế nào và xử lý làm sao những trường hợp vi phạm.
“Nếu sau khi rút giấy phép chúng tôi có nhổ biển, xóa sơn nhưng người ta vẫn đem xe tới đỗ thì làm sao có thể xử lý hết. Còn giao quyền cho chính quyền địa phương như tự quản phường thì làm sao xử lý được, rồi xe sẽ vẫn đỗ tràn lan”, bà Lam lo ngại.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Cán bộ tự quản phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho rằng: “Nếu bà con đi khám ở Bệnh viện Mắt (phố Bà Triệu - PV) mà không có chỗ gửi xe thì rất bất tiện, nhiều khi bà con dừng xe máy ngay dưới lòng đường, chúng tôi phải nhắc rất nhiều. Việc dừng xe dưới lòng đường ảnh hưởng nhiều tới giao thông, nhưng nếu không cho người dân để xe thì rất bất tiện”.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?