Cùng với hàng hóa loạn giá sau Tết, giá giữ xe tại nhiều điểm tham quan, giải trí, chùa chiền có đông khách hành hương tại nhiều tỉnh phía Bắc đang bị đẩy lên cao đến khó chập nhận.
|
Người dân đã quá quen thuộc với chuyện loạn giá giữ xe, nhất là vào dịp lễ, Tết tại các đình, chùa lớn ở Hà Nội.
Ngày mồng 7 Tết, giá gửi ô tô tại phủ Tây Hồ là 50.000 đồng/ô tô, xe máy là 20.000 đồng/xe, tăng 4 – 5 lần so với giá vé quy định. Từ ngày mồng 8 cho tới nay, giá vé một số nơi có giảm hơn nhưng vẫn ở mức từ 30.000 – 40.000 đồng/ô tô, 15.000 – 20.000 đồng/xe máy. Với các dịch vụ khác, khách có thể mặc cả hoặc không mua nhưng riêng dịch vụ trông giữ xe thì không thể không gửi, thế nên giá vẫn ở "trên trời".
Dễ kiếm tiền, nhiều bãi xe tự phát mọc lên vô tội vạ quanh các đền chùa mùa lễ hội
Tại lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), những ngày này, nhiều bãi trông xe tự phát mọc lên như nấm sau mưa và “chém” vô tội vạ. Giá gửi xe máy ở các bãi này dao động từ 20.000 - 40.000 đồng/xe, kèm thêm giữ mũ bảo hiểm từ 2.000 - 5.000 đồng/mũ. Tại lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn), tổ chức ngày 10 tháng giêng vừa qua, giá gửi xe máy từ 15.000 – 20.000 đồng/xe; ô tô từ 50.000 – 100.000 đồng/xe (tùy loại).
Vì dễ kiếm tiền nên nhiều gia đình quanh đền đã tận dụng khoảng sân, vỉa hè trước nhà làm bãi trông xe, nhiều cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh dịp này còn biến cả không gian nhỏ hẹp của cửa hàng làm nơi giữ xe cho du khách.
Tuy cao gấp 10 - 15 lần ngày thường, song giá trông xe tại lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng chưa sánh bằng giá trông xe tại lễ hội chùa Bắc Nga (Cao Lộc, Lạng Sơn). Năm nay, để hạn chế tình trạng ùn tắc, Ban tổ chức cấm ô tô lưu thông trên đường vào chùa. Hàng loạt bãi trông giữ đã xe được dựng lên trên các thửa ruộng, mảnh vườn và cả sân nhà dân dọc quốc lộ 4B. Và giá trông xe đã được “hét lên trời” với 20.000 đồng/xe máy, 150.000 – 200.000 đồng/ô tô. Ai có phàn nàn thì sẽ được “mời sang hàng khác mà gửi” hoặc nhẹ nhàng hơn thì “đâu cũng thế cả, giá chung rồi”.
Theo quy định của UBND TP.Hà Nội, giá trông giữ xe đạp chỉ được thu 1.000 đồng vào ban ngày, 2.000 đồng ban đêm; xe máy 2.000 đồng ban ngày, 3.000 đồng ban đêm và 10.000 đồng/lượt/ô tô. Đồng thời các điểm trông giữ xe phải có giấy phép kinh doanh, sử dụng hè, đường đúng giấy phép được cấp, niêm yết giá công khai và bảo đảm công tác về phòng chống cháy nổ. Song, các điểm trông xe mùa lễ hội không quan tâm đến quy định này.
Giải thích về tình trạng thu giá cao của các bãi giữ xe, giám đốc một công ty trông giữ xe tại Hà Nội, cho rằng: "Sở dĩ các bãi trông giữ xe phải thu vượt giá quy định, vì hàng tháng, họ phải đóng rất nhiều khoản tiền như tiền an ninh, trật tự, tiền thuê đất, tiền "quan hệ" cho một điểm trông giữ xe".
Ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban quản lý khu di tích Hương Sơn, cho rằng các bãi xe tự phát, do dân đứng lên “cắm mốc, chăng dây” giữ xe cho khách tham quan chùa Hương sẽ rất khó để xử lý, bởi đó là do nhu cầu của chủ phương tiện và có sự thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên, nếu có phản ánh từ người dân về việc thu quá giá ở các bãi xe này, Ban quản lý sẽ có trách nhiệm “nhắc nhở”.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?