Theo quy định, bắt đầu từ hôm nay, Hà Nội sẽ thực hiện cấm trông giữ xe tại 262 tuyến phố thuộc 9 quận nội thành để giảm ùn tắc. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến phố, hàng chục điểm trông giữ xe vẫn hoạt động náo nhiệt.
|
Thấp thỏm trước giờ G
Chiều 14/2, dạo quanh một số tuyến phố nằm trong diện chuẩn bị cấm trông giữ xe trên địa bàn thành phố, PV vẫn chứng kiến hàng chục bãi trông giữ xe cả tự phát và có tổ chức của các doanh nghiệp vẫn hoạt động khá náo nhiệt.
Khoảng 3h chiều, có mặt tại quận Hoàn Kiếm, phóng viên ghi nhận trên nhiều tuyến phố, con đường trung tâm của quận này, nhiều điểm trông giữ xe vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tại phố Cầu Gỗ, một số điểm trông giữ xe còn chiếm cả vỉa hè, lòng đường khiến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông qua lại gặp nhiều khó khăn.
Trên phố Bảo Khánh, một số điểm trông giữ xe vẫn ken đặc. Một số nhân viên trông giữ xe trên tuyến phố này cho biết, đã nhận được quyết định của UBND thành phố về việc thu hồi giấy phép, tuy nhiên, chưa đến thời điểm hết hạn theo quy định nên vẫn tranh thủ trông thêm. Tại tuyến phố này, do số lượng khách tới đây gửi xe khá đông nên cảnh lộn xộn thường xuyên xảy ra.
Cũng trong cảnh tương tự, tại một số bãi trông giữ xe của một số quán cà phê trên phố Hàng Bài, Phố Huế, Trần Duy Hưng…cũng vậy, khách ra vào rất đông. Tại các điểm này, khi vắng khách, xe được các nhân viên trông giữ xếp khá gọn gàng nhưng khoảng thời gian nghỉ trưa hay chiều tối thì vỉa hè hầu như chẳng còn chỗ cho khách len xe.
Trước ngày Hà Nội thu hồi 262 điểm trông đỗ xe, nhiều bãi vẫn chật ních xe.
Anh Thanh, một nhân viên trông giữ xe trên phố Hàng Bài cho biết, bình thường, cách quán cà phê anh làm mấy chục mét có điểm trông xe khá lớn. Những khi đông khách, mấy anh em bảo vệ vẫn hì hục dắt xe của khách sang đó. Thế nhưng, một vài ngày nay, bên điểm đỗ xe kia bỗng dưng bị giải tỏa làm khách đến quán chẳng thể tìm đâu ra chỗ để xe. Cánh bảo vệ như anh Thanh cũng toát mồ hôi xếp xe của khách thật gọn, nhưng có cố thế nào, đầu chiếc nọ, đuôi chiếc kia vẫn ngổn ngang thò ra đường.
Tình hình này cũng chẳng khá hơn ở tuyến phố Trần Duy Hưng, nơi tập trung khá nhiều quán xá, đặc biệt là một số quán bia lớn, lượng xe neo đậu trên vìa hè và lòng đường luôn náo nhiệt vô cùng. Mới chớm chiều tối, vỉa hè của một quán bia phía đầu phố, gần cầu Trung Hòa đã đông nghẹt khách. Quán bia này từ lâu đã tận dụng con hẻm cạnh quán làm chỗ trông giữ xe cho khách. Vìa hè phía trước quán tất nhiên chẳng bao giờ còn chỗ trống. Thậm chí, phía bên kia đường, khách đi ô tô đến quán cũng phải cố len vào khoảng giữa bờ tường với… cột điện để có chỗ giải khát.
“Nếu không có phương án thay thế, mấy ngày nữa cấm xe chẳng hiểu quán phải xoay sở thế nào. Còn 2 hôm nữa, cố được hôm nào biết hôm ấy vậy,” một nhân viên của quán bia tâm sự.
Khó quản lý và kiểm tra
Trao đổi về chủ trương của thành phố, bà Nguyễn Thị Thanh Lam, Phó Giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho biết, cá nhân bà hoàn toàn ủng hộ quyết định thu hồi các điểm trông giữ xe tại 262 tuyến phố của thành phố để giảm ùn tắc.
Tuy nhiên, bà Lam cũng tỏ ra băn khoăn việc rút giấy phép một số tuyến đường có hạ tầng tốt, đủ khả năng làm điểm đỗ xe. “Cơ quan chức năng nên xem xét lại việc rút giấy phép một số tuyến đường như Văn Cao, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khánh Toàn, Văn Miếu, Hàng Gai… có hạ tầng tốt, đường rộng, vỉa hè đã được xén gọn sâu vào bên trong”, bà Lam cho biết.
Theo bà Phó giám đốc, hiện nay, công ty đang quản lý 191 điểm trông giữ xe trên toàn địa bàn thành phố. Với việc thành phố ra quyết định rút giấy phép trông giữ phương tiện tại 262 tuyến phố, công ty sẽ có 49 điểm trông giữ phương tiện tại 35 tuyến phố bị rút giấy phép, chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, với sức chứa 1.400 ô tô, 200 xe máy. Khó khăn lớn nhất của việc hậu thu hồi điểm đỗ trên vỉa hè lòng đường chính là thành phố cần phải bố trí các điểm đỗ xe thay thế đồng thời phải kiểm tra và xử lý ra sao đối với những trường hợp vi phạm.
“Nếu sau khi rút giấy phép chúng tôi có nhổ biển, xóa sơn nhưng người ta vẫn đem xe tới đỗ thì làm sao có thể xử lý hết. Còn giao quyền cho chính quyền địa phương như tự quản phường thì làm sao xử lý được, xe sẽ vẫn đỗ tràn lan,” bà Lam lo ngại.
Theo ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, mục đích của việc rút giấy phép trông giữ xe chính là đảm bảo an toàn giao thông và giảm ùn tắc.
“262 tuyến phố thành phố chỉ đạo rút giấy phép trông giữ phương tiện đều là những tuyến phố chính có mặt đường nhỏ, vỉa hè chật hẹp nên phải hạn chế đến mức tối đa việc trông giữ phương tiện,” ông Giáp cho hay.
Cũng theo ông Giáp, để đáp ứng nhu cầu gửi xe của người dân, liên ngành Giao thông và Công an thành phố đã nghiên cứu, lập danh sách 230 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ phương tiện và đang trình thành phố xem xét cấp phép.
“Nhu cầu gửi xe của nhân dân rất nhiều, thành phố sẽ xem xét để cố gắng đáp ứng tới mức tốt nhất có thể được. Tất nhiên, cũng có thể chỗ này chỗ khác còn hiện tượng vi phạm nhưng giờ có quy định rõ ràng thì người dân và các cơ quan chức năng cũng sẽ thực hiện. Chủ tịch thành phố cũng đã có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm vi phạm, kể cả người dân và chính quyền, ông Giáp khẳng định.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?