Cuối năm 2003, Phạm Thị Hà (SN 1968) trú tại xã Nghi Phú (TP. Vinh) bị bắt về tội buôn bán chất ma túy.
Đối tượng Phạm Thị Hà tại cơ quan công an |
Tuy nhiên, do lúc bấy giờ thị vừa sinh con, không may đứa bé qua đời nên cơ quan chức năng đã cho Hà được tại ngoại, chờ ngày xét xử. Lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật, thị đã cùng chồng bỏ trốn khỏi địa phương để tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Thị cùng chồng thay tên đổi họ, trốn nã dưới vỏ bọc của người đàn bà bán vé số ở thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế). Nhưng lưới trời lồng lộng, mới đây, Hà bị lực lượng công an Nghệ An phối hợp với công an tỉnh Thừa Thiên- Huế tóm gọn.
Lợi dụng sự khoan hồng
Hành trình trốn lệnh truy nã của thị giống như những thước phim buồn. Trong lời kể của thị, bên cạnh những chuyến hàng buôn bán ma túy còn có sự ân hận về hành trình gian nan trên con đường lẩn trốn.
Phạm Thị Hà sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em. Vì không có tiền nên thị phải nghỉ học sớm để lấy chồng. Hai vợ chồng Hà đều làm công nhân, lương ba cọc ba đồng nên không đủ để trang trải cho hai đứa con ăn học. Ngoài công việc chính, Hà còn tranh thủ tìm việc làm phụ để kiếm thêm thu nhập.
Khoảng những năm 2000, xã Nghi Phú, TP.Vinh (Nghệ An) là một trong những điểm nóng về ma túy. Lúc bấy giờ, Phạm Thị Bắc (chi ruột Hà) trú tại xóm 5, xã Nghi Phú (TP.Vinh) cầm đầu được xem là trùm ma túy lớn.
Do tính chất đặc thù của việc buôn bán ma túy đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối nên các ông trùm thường sử dụng người nhà, họ hàng, anh em, vợ chồng trong một gia đình để tạo nên một vòng tròn khép kín. Vì thế mà trùm buôn ma túy Phạm Thị Bắc đã lôi kéo cả chính em gái ruột mình là Phạm Thị Hà (SN 1968) cùng trú tại xóm 5, xã Nghi Phú vào con đường buôn bán hàng trắng.
Lúc đầu, Hà cũng đắn đo, nhưng trước những lợi nhuận kếch xù từ việc buôn ma túy mang lại thị đã đồng ý và làm theo sự chỉ dẫn của chị gái mình. Từ đó, Hà trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn ma túy lẻ cho các đối tượng nghiện trên địa bàn TP.Vinh.
Tuy nhiên, không bao lâu, đường dây buôn bán ma túy do Phạm Thị Bắc cầm đầu bị lực lượng công an tỉnh Nghệ An triệt phá. Khi vụ án được đưa ra xét xử, các đối tượng đồng phạm đều phải chịu chung số phận.
Cuối năm 2003, Phạm Thị Bắc bị kết án 10 năm tù về tội danh mua bán trái phép chất ma túy, các đối tượng khác trong đường dây này lần lượt bị bắt và bị đưa ra xét xử. Sau đó, Phạm Thị Hà cũng bị công an TP.Vinh bắt khẩn cấp khi đang bán 2 tép heroin.
Nhưng do lúc đó thị vừa sinh con, không may đứa bé qua đời nên tòa án đã cho Hà được tại ngoại, chờ ngày xét xử. Tưởng Hà về lo mai táng cho con rồi quay lại nhưng thị đã lợi dụng sự khoan hồng, cùng chồng bỏ trốn khỏi địa phương. Sau một thời gian truy tìm tung tích đối tượng không có kết quả, phòng Cảnh sát Hình sự công an tỉnh quyết định phát lệnh truy nã toàn quốc đối với Phạm Thị Hà.
Sau khi rời khỏi địa phương, Phạm Thị Hà đã thay đổi họ tên thành Nguyễn Thị Hòa, đổi luôn ngày tháng năm sinh ở trong giấy khai sinh cũng như giấy đăng ký kết hôn. Sau đó, Hà cùng chồng lang thang khắp các tỉnh phía Nam để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Cuối cùng, Hà chọn xã Hương Phong, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) là điểm trốn nã.
Trả giá sau 10 năm biệt xứ
Vào đầu tháng 7/2013, theo nguồn tin từ công an tỉnh Thừa Thiên- Huế cung cấp, một người phụ nữ với dáng vẻ khắc khổ, làm nghề bán vé số trên địa bàn có rất nhiều đặc điểm giống với đối tượng Phạm Thị Hà. Người phụ nữ này cũng thường xuyên dò hỏi những người dân xung quanh nơi thị đang ở xem có ai đến tìm mình không.
Trên cơ sở đó, phòng PC52, công an tỉnh Nghệ An tiếp tục xác minh thông tin về người phụ nữ có biểu hiện nghi vấn, thì phát hiện người này có nhiều đặc điểm trùng khớp với đối tượng đang truy nã.
Tìm hiểu được biết, hiện đối tượng sinh sống tại thôn Thanh Phước, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế cùng chồng và hai con nhỏ. Tuy nhiên, người này lại có tên là Nguyễn Thị Hòa. Phòng PC52 bí mật phối hợp với công an tỉnh Thừa Thiên- Huế theo dõi mọi di biến động của Nguyễn Thị Hòa.
Từ nguồn tin của cơ sở, các trinh sát phòng PC52 xác định được nơi ở của Nguyễn Thị Hòa và thị đang hành nghề bán vé số. Bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, sau 10 năm kiên trì điều tra, không quản khó khăn, vất vả lần tìm tung tích đối tượng, cuối cùng phòng PC52 đã xác định chính xác Nguyễn Thị Hòa chính là đối tượng truy nã Phạm Thị Hà.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an tỉnh Nghệ An, chuyên án mang bí số 713M được thành lập nhằm kiên quyết tóm gọn đối tượng truy nã Phạm Thị Hà. Chuyên án do đại tá Trần Văn Minh - Trưởng phòng PC52 làm Trưởng ban, đại tá Lê Việt Hà - Phó Trưởng phòng PC52 làm Phó ban cùng 10 thành viên là các trinh sát phòng PC52 có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều tra, chiến đấu.
Và theo kế hoạch, vào 4h ngày 24/7, tổ công tác gồm 6 đồng chí trong ban chuyên án do đại tá Lê Việt Hà - Phó Trưởng phòng PC52 chỉ đạo lên đường, vượt hàng trăm km vào tỉnh Thừa Thiên-Huế truy bắt đối tượng.
Đồng thời, ban chuyên án nhanh chóng lên kế hoạch phối hợp với công an tỉnh Thừa Thiên- Huế và công an xã Hương Phong chọn thời cơ thích hợp để vây bắt, quyết không cho đối tượng tẩu thoát. Đến tối 24/7, tổ công tác phòng PC52 công an Nghệ An cùng lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên- Huế nhanh chóng tiến hành mật phục xung quanh khu vực nơi ở của đối tượng.
Khoảng 23h cùng ngày, ban chuyên án quyết định phá án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khi Nguyễn Thị Hòa vừa đi bán vé số về đến nhà, xác định chắc chắn đó chính là đối tượng truy nã nguy hiểm Phạm Thị Hà, lực lượng công an lập tức ập vào khống chế, bắt gọn đối tượng.
Dù thời gian khiến cho nhân dạng Hòa khác biệt nhiều so với bản ảnh đen trắng thu được từ tàng thư căn cước hơn 20 năm về trước, nhưng với những trải nghiệm và linh cảm nghề nghiệp giúp cho đại tá Lê Việt Hà khẳng định, người bán vé số có xương gò má và cánh mũi nhô cao chính Hà.
Ban đầu Hà vẫn ngoan cố không chịu thừa nhận hành vi của mình vì thị đinh ninh rằng, sau 10 năm với vỏ bọc người bán vé số và thay tên đổi họ cùng nhiều thông tin khác trong giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, lực lượng công an sẽ không có bằng chứng để kết tội thị.
Tuy nhiên, qua đấu tranh và đưa ra bằng chứng từ ảnh và dấu vân tay được in sao trong hồ sơ tàng thư căn cước, thị đã phải cúi đầu nhận tội. Sau 10 năm lẩn trốn, kẻ mang lệnh truy nã về tội danh buôn bán ma túy trú ở thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) với vỏ bọc người đàn bà bán vé số cuối cùng cũng bị sa lưới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%