Cử tri cho rằng, các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay đang được thành lập quá nhiều, chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp.
Cử tri Nguyễn Văn Trọng cho rằng: "Các trường đại học, cao đẳng đang được thành lập quá nhiều, tùm lum" |
Những vấn đề quan trọng trong giáo dục như mở trường lớp tràn lan, chất lượng đầu vào thấp, việc làm của sinh viên ngành sư phạm cùng nhiều chủ đề nóng khác đã được các cử tri đề cập tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 25/9 ở quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Mở trường ồ ạt, chất lượng rất kém
Trong buổi tiếp xúc cử tri sáng nay tại quận Cầu Giấy, nhiều cử tri đã đề cập, đặt câu hỏi gửi tới các Đại biểu quốc hội về vấn đề giáo dục.
Cử tri Nguyễn Văn Trọng (phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) phát biểu: “Vấn đề tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện nay đang gặp nhiều bất cập. Có thể nói, các trường đại học, cao đẳng đang mở ra quá nhiều, tùm lum”.
Cử tri Trọng nói thêm: “Chất lượng tuyển sinh đầu vào hiện nay quá thấp. Minh chứng là điểm sàn đại học, cao đẳng những năm vừa qua rất thấp. Có nhiều trường đại học tuyển sinh ồ ạt, chất lượng rất kém. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm”.
Cũng liên quan đến vấn đề giáo dục, cử tri Đặng Trần Lưu (ở phường Quan Hoa, Cầu Giấy) nói: “Vấn đề sử dụng sinh viên ngành sư phạm hiện nay đang có nhiều mâu thuẫn. Một số nơi, một số trường học kiến nghị đang thiếu giáo viên đứng lớp, trong khi các sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp ra trường lại không xin được việc làm.
Sinh viên ngành sư phạm là lực lượng quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục của đất nước. Tuy nhiên, khi ra trường, họ phải chạy chỗ này, chỗ kia nhưng cũng không tìm được việc. Liệu họ có đủ niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người nữa không?”
Trả lời vấn đề nêu trên, Đại biểu Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng: “Vấn đề quy hoạch mạng lưới đào tạo giữa các ngành, các vùng miền chưa được hợp lý. Nhiều ngành đào tạo thừa sinh viên, trong khi đó nhiều ngành khác lại đang thiếu rất nhiều”.
Liên quan đến việc sử dụng sinh viên ngành sư phạm, Đại biểu Quốc hội Đào Trọng Thi trả lời: “Việc phấn bố đào tạo sinh viên giữa các bậc học, vùng miền chưa hợp lý. Các sinh viên được đào tạo ngành sư phạm ở các trường địa phương lại có cơ hội việc làm cao hơn các sinh viên được đào tạo ở các trường đại học lớn.
Trong khi đó, chất lượng đào tạo ngành sư phạm ở các trường Đại học ở địa phương không thể bằng các trường đào tạo ngành sự phạm hàng đầu như Đại học sư phạm Hà Nội và Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh”.
Tăng cường giám sát hậu chất vất
Cũng trong buổi tiếp xúc, các cử tri đều quan tâm đến vấn đề giám sát hậu chất vấn các lãnh đạo ban ngành. Cử tri kiến nghị Quốc hội nghiêm túc giám sát những nội dung mà lãnh đạo ban ngành đã "hứa" sau từng phiên chất vấn để đảm bảo những "lời hứa" đó được thực hiện.
Cử tri Nguyễn Duy Kim (phường Trung Hòa, Cầu Giấy) phát biểu: “Chất vấn lãnh đạo các ban ngành là việc làm đúng đắn của Quốc hội. Tuy nhiên, điều tất thảy cử tri quan tâm là sau phiên chất vấn đó, những người bị chất vấn làm gì với lời hứa của mình trước Quốc hội, trước toàn dân.
Cho nên, việc tăng cường kiểm tra, thanh tra giám sát sau chất vấn là rất quan trọng, để đảm bảo những vấn đề đem ra chất vấn được giải quyết ở thực tiễn”.
Đại biểu quốc hội Đào Trọng Thi phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri sáng nay
Đồng quan điểm trên, cử tri Lương Đình Can (ở Mai Dịch, Cầu Giấy) cho rằng: “Quốc hội cần tăng cường thanh tra, giám sát những lời hứa của các vi bộ trưởng, các vị lãnh đạo ban ngành sau phiên chất vấn. Xem xét mức độ thực hiện những lời hứa đó đến mức độ nào sau chất vấn”.
Trả lời chất vấn của cử tri về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nói: “Vấn đề đánh giá thực hiện sau chất vấn được nhiều cử tri quan tâm. Sau mỗi phiên chất vấn, Quốc hội đều có đánh giá kết quả chất vấn, tổng hợp các vấn đề được đem ra chất vấn thông qua Nghị quyết.
Sau mỗi phiên chất vấn, khi tới kì họp, Quốc hội sẽ yêu cầu những lãnh đạo, những Bộ trưởng liên quan đến phiên chất vấn lần trước báo cáo tình hình thực hiện.”
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%