Chuyện nóng bỏng nhất đặt ra ở hội nghị tổng kết mùa giải 2012 dự kiến diễn ra ngày 6/10 sắp tới sẽ xoay quanh vấn đề tài chính.
![]() |
Sau khi bầu Hiển thoái vốn khỏi Công ty CP Thể thao SHB Đà Nẵng, đội SHB Đà Nẵng của Quốc Anh (phải) gặp khó khăn về tài chính. |
Ở hội nghị tổng kết mùa giải đúng một năm trước, bầu Kiên đã từng làm VFF bẽ mặt. Lần này, tuy không còn bầu Kiên nhưng VFF cũng đã lường trước khả năng phải hứng “bom” từ phía các ông bầu và lãnh đạo các đội. Chuyện nóng bỏng nhất đặt ra ở hội nghị tổng kết mùa giải 2012 dự kiến diễn ra ngày 6/10 sắp tới sẽ xoay quanh vấn đề tài chính.
Đề xuất mức lương trần
Hàng loạt đội bóng gặp khó khăn kinh tế do nhà tài trợ không tiếp tục đầu tư hoặc do ông bầu thắt chặt chi tiêu. Trong số các đội gặp khủng hoảng có cả những đội được cho là giàu và rất bạo chi trước đây. Theo Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ, kế hoạch bao trùm của VFF sắp tới là đặt ra “giới hạn chi tiêu” cho các CLB chuyên nghiệp.
VFF dự kiến đưa vào quy chế bóng đá chuyên nghiệp mức lương trần, sàn cho cầu thủ ở V-League và Giải Hạng nhất, mức thưởng tối đa cho mỗi trận thắng và thậm chí tiền chuyển nhượng, “lót tay” cầu thủ các đội bóng cũng phải có báo cáo VFF.
Tuy vậy, rất nhiều đội bóng đã phản ứng về các quy định của VFF. SLNA, đội bóng đang mòn mỏi chờ nhà tài trợ, cho rằng “kiểm soát chi tiêu” của đội bóng là điều khó khả thi. Ông bầu Đỗ Quang Hiển của Hà Nội T&T cho biết: “Mỗi đội bóng có một tình hình tài chính khác nhau. Không thể đưa ra quy định cào bằng như vậy”.
10 đội cũng chơi
Sau gần một tháng góp ý cho dự thảo tổng kết mùa giải do Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) soạn thảo, các đội bóng đã có đủ thời gian để chuẩn bị nói lên những bức xúc của mình sau một mùa giải do công ty này điều hành. Vấn đề trọng tài chắc chắn sẽ không còn nóng bỏng, thay vào đó là chuyện VPF đã kiếm tiền và chi tiêu ra sao.
Ông Phạm Ngọc Viễn, Phó Chủ tịch VFF kiêm Tổng Giám đốc VPF, nói: “Tại hội nghị tổng kết mùa giải, chúng tôi chỉ nói tình hình thu chi chứ không nêu chi tiết chuyện làm ăn của VPF. Chuyện làm ăn thì phải báo cáo đại hội cổ đông”.
Theo Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng, VPF sẽ có hàng loạt sáng kiến để các đội bóng vững tin. Ông Thắng cho rằng nếu họ tiếp tục đầu tư tốt, hiệu quả và có thành tích cao thì sẽ có thể kiếm được tiền để bù đắp cho các khoản đầu tư của mình. VPF đang xây dựng tiêu chuẩn CLB chuyên nghiệp để làm căn cứ cho mức thưởng, phạt mùa bóng tới.
Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn hiện nay, nhiều đội bóng chưa thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe nên sự bất đồng cũng rất dễ xuất hiện. Đặc biệt là với quy định các đội bóng tiếp tục phải nộp tiền để tham gia giải đấu, sau một mùa giải bị bãi bỏ với đề xuất của bầu Kiên.
Trước ý kiến đề nghị tạm dừng hoặc lùi thời gian tổ chức V-League mùa giải 2013, VFF và VPF đều chuẩn bị sẵn các phương án. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nói: “V-League 2013 vẫn sẽ diễn ra như dự kiến. Nếu đội bóng nào bỏ giải, chúng tôi sẽ tìm đội khác thay thế để bảo đảm đủ 14 đội tham dự”. Theo ông Viễn, giải đấu chỉ cần 10 đội cũng đủ cho một sân chơi.






-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?